Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?

Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào? Trước khi chuyển sang bóc tách dữ liệu có cần sao chụp giấy tờ không? Bộ phận nào thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo hình thức bóc tách dữ liệu?

Bóc tách dữ liệu được thực hiện như thế nào? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?

Theo Điều 20 Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1335/QĐ-TCT năm 2024 quy định bóc tách dữ liệu của giấy tờ như sau:

- Việc bóc tách dữ liệu được thực hiện thông qua sử dụng công nghệ nhận dạng ký tự quang học; trường hợp không sử dụng được công nghệ nhận dạng ký tự quang học thì công chức nhập dữ liệu, bảo đảm tính chính xác so với bản giấy. Việc bóc tách dữ liệu phải bảo đảm tối đa các thông tin của giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu quản lý và khai thác, sử dụng.

- Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả sau:

+ Mã loại giấy tờ;

+ Mã số thuế, mã định danh hoặc dữ liệu định danh của NNT;

+ Tên giấy tờ;

+ Số, ký hiệu giấy tờ;

+ Ngày, tháng, năm cấp;

+ Cơ quan cấp giấy tờ;

+ Trích yếu nội dung chính của giấy tờ;

+ Thời hạn có hiệu lực (nếu có);

+ Phạm vi có hiệu lực (nếu có);

+ Các thông tin, dữ liệu khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Bóc tách dữ liệu của giấy tờ là gì? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào?

Bóc tách dữ liệu của giấy tờ là gì? Dữ liệu được bóc tách bao gồm tối thiểu các trường dữ liệu đặc tả nào? (hình từ internet)

Trước khi chuyển sang bóc tách dữ liệu có cần sao chụp giấy tờ không?

Theo Điều 19 Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1335/QĐ-TCT năm 2024 quy định bóc tách dữ liệu của giấy tờ như sau:

Sao chụp giấy tờ chuyển sang bản điện tử
1. Người thực hiện số hóa sao chụp từng loại giấy tờ chuyển thành bản điện tử và dùng chữ ký số cá nhân được cấp để ký trên bản sao chụp điện tử trước khi chuyển sang bóc tách dữ liệu. Việc ký số bảo đảm thông tin gồm tên người sao chụp và thời gian thực hiện sao chụp, vị trí chữ ký số được thể hiện tại góc trên bên trái trang đầu tiên của tài liệu.
...

Như vậy, trước khi chuyển sang bóc tách dữ liệu người thực hiện số hóa sao chụp từng loại giấy tờ chuyển thành bản điện tử và dùng chữ ký số cá nhân được cấp để ký trên bản sao chụp điện tử

Lưu ý: Việc sao chụp giấy tờ bảo đảm các yêu cầu sau:

- Xác thực số lượng hồ sơ gốc theo số lượng bản sao chụp để bảo đảm tất cả các hồ sơ gốc đều được số hóa;

- Bảo đảm chụp toàn bộ văn bản, các bản sao chụp chính xác, toàn diện, đầy đủ so với bản gốc;

- Số lượng ảnh ở bản sao chụp phải bằng số lượng trang đầu vào và được sắp xếp theo đúng thứ tự;

- Đối với trang có gắn giấy ghi chú: tạo hai bản chụp, một bản có gắn giấy ghi chú trên văn bản và một bản đã bỏ giấy ghi chú;

- Bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu trong quá trình chuyển giao xử lý;

- Thông số kỹ thuật bản sao chụp phải đáp ứng tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào của cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ tại Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.

Bộ phận nào thực hiện số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo hình thức bóc tách dữ liệu?

Theo Điều 13 Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1335/QĐ-TCT năm 2024 quy định như sau:

Giải quyết hồ sơ
1. Bộ phận GQHS có trách nhiệm phân công công chức giải quyết hồ sơ, thực hiện các bước công việc theo quy trình nghiệp vụ áp dụng với từng loại TTHC cụ thể.
2. Bộ phận GQHS thực hiện số hóa hồ sơ TTHC theo hình thức bóc tách dữ liệu theo hướng dẫn tại Điều 20 Quy trình này, cập nhật thông tin vào ứng dụng GQHS để Hệ thống TTGQ TTHC xử lý theo quy tắc nghiệp vụ quản lý thuế, cập nhật kết quả và cập nhật trạng thái sau mỗi bước công việc trong quy trình GQHS.
3. Trong quá trình GQHS, các văn bản, thông báo, quyết định, kết quả GQHS sau khi được tạo lập, phê duyệt, ban hành đều được lưu trên ứng dụng GQHS, đồng thời tạo lập trạng thái hồ sơ tương ứng để đồng bộ trên Hệ thống TTGQ TTHC và Kho DLNNT.
4. Trường hợp TTHC theo quy định phải có Thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ, bộ phận GQHS có nhiệm vụ xử lý trong thời hạn theo quy định để gửi cho NNT/cơ quan liên thông Thông báo về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận hồ sơ theo mẫu số 01-2/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC. Trường hợp hồ sơ không được chấp nhận, Thông báo phải nêu rõ lý do không chấp nhận hồ sơ và nội dung hướng dẫn NNT khắc phục các lỗi hồ sơ để thực hiện cho đúng TTHC theo quy định.
5. Trường hợp hồ sơ cần giải trình, bổ sung, bộ phận GQHS lập Thông báo giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo mẫu số 01/TB-BSTT-NNT ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP tại Hệ thống TTGQ TTHC để gửi cho NNT. Thời gian chờ NNT giải trình, bổ sung thông tin không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ của CQT. Khi nhận được thông tin giải trình, bổ sung từ NNT, bộ phận GQHS cập nhật thời gian tiếp tục giải quyết hồ sơ, Hệ thống TTGQ TTHC tự động tính ngày trả kết quả, đồng bộ thông tin ra Kho DLNNT để NNT theo dõi, giám sát

Như vậy, Bộ phận GQHS thực hiện số hóa hồ sơ TTHC theo hình thức bóc tách dữ liệu theo hướng dẫn tại Điều 20 Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế ban hành kèm theo Quyết định 1335/QĐ-TCT năm 2024

Theo đó, Bộ phận GQHS là một hoặc một số bộ phận được thủ trưởng CQT phân công chủ trì hoặc tham gia trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC, phù hợp với hướng dẫn tại văn bản, quy trình quản lý thuế của Tổng cục Thuế áp dụng tương ứng với từng loại TTHC cụ thể.

Xem thêm: Dữ liệu không gian đất đai bao gồm những dữ liệu gì? Nội dung dữ liệu không gian đất đai cụ thể là gì?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
272 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào