Bộ Tư pháp có những tổ chức hành chính nào? Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng gì?
Bộ Tư pháp có những tổ chức hành chính nào? Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng gì?
Theo Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Con nuôi.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ.
10. Tổng cục Thi hành án dân sự.
11. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Trợ giúp pháp lý.
16. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
17. Cục Bồi thường nhà nước.
18. Cục Bổ trợ tư pháp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Cục Công nghệ thông tin.
21. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
22. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
23. Học viện Tư pháp.
24. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
25. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
...
Theo đó, Bộ Tư pháp có những tổ chức hành chính sau:
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
- Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
- Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
- Vụ Pháp luật quốc tế.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Vụ Hợp tác quốc tế.
- Vụ Con nuôi.
- Thanh tra Bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
- Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
- Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
- Cục Trợ giúp pháp lý.
- Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
- Cục Bồi thường nhà nước.
- Cục Bổ trợ tư pháp.
- Cục Kế hoạch - Tài chính.
- Cục Công nghệ thông tin.
Cũng theo quy định này thì các tổ chức hành chính của Bộ Tư pháp giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Bộ Tư pháp có những tổ chức hành chính nào? Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng gì? (hình từ internet)
Cơ cấu tổ chức của những tổ chức hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định đúng không?
Cũng theo Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của những tổ chức hành chính của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng quyết định.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc quản lý Bộ được quy định ra sao?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong việc quản lý Bộ được quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ được Chính phủ giao.
2. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực được phân công; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
3. Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, điều động, luân chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Quyết định phân cấp, ủy quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
5. Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
6. Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác Tổng cục trưởng sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng cục trưởng và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu: vụ, cục, thanh tra, văn phòng, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ và phòng thuộc vụ (nếu có), phòng thuộc Thanh tra Bộ, phòng thuộc Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật.
Quyết định việc phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của tổng cục, cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.
9. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
10. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
11. Ban hành Quy chế làm việc của Bộ và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
12. Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ.
13. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; giải trình về những vấn đề Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
14. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.