Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thành viên của cơ quan nào và chịu trách nhiệm trước ai?
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thành viên của cơ quan nào và chịu trách nhiệm trước ai?
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung gì về chính trị tư tưởng?
- Ai có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thành viên của cơ quan nào và chịu trách nhiệm trước ai?
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 4496/QĐ-BNN-TCCB năm 2022 như sau:
Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng
1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về toàn bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình; chỉ đạo toàn diện công tác của Bộ; trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lược thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
2. Thứ trưởng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Thứ trưởng chủ động giải quyết công việc; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm hoặc đang có nhiều ý kiến trái chiều phải kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng trước khi xử lý, quyết định.
Khi giải quyết công việc, những vấn đề liên quan đến công tác địa phương hoặc các lĩnh vực cần sự phối hợp, Thứ trưởng được giao chủ trì chủ động trao đổi ý kiến với Thứ trưởng phụ trách khối, lĩnh vực liên quan trước khi quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Thứ trưởng được giao chủ trì và Thứ trưởng phụ trách khối cùng chủ trì làm việc với các đơn vị để giải quyết công việc, khi các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau, Thứ trưởng được giao chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thành viên Chính phủ.
Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về toàn bộ công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình; chỉ đạo toàn diện công tác của Bộ; trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ mang tính chiến lược thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thành viên của cơ quan nào và chịu trách nhiệm trước ai? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung gì về chính trị tư tưởng?
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung về chính trị tư tưởng được quy định tại tiểu mục 1 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 như sau:
(1) Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia dân tộc và nhân dân;
(2) Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.
(3) Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng;
Kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
(4) Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc;
Luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân;
Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
(5) Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.
(6) Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
Ai có thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn?
Thẩm quyền bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 4 Điều 98 Hiến pháp 2013 như sau:
Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
3. Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thành viên khác của Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng, chức vụ tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ; phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm và quyết định điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
...
Như vậy, theo quy định, Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.