Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn giống lúa như thế nào? Đánh giá mức độ chịu mặn của giống lúa khảo nghiệm bắt đầu và kết thúc khi nào?

Cho tôi hỏi, thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn giống lúa ít nhất bao nhiêu vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp? Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn giống lúa như thế nào? Đánh giá mức độ chịu mặn của giống lúa khảo nghiệm bắt đầu và kết thúc khi nào? Trên đây là câu hỏi của anh Quang Hưng tại Long An.

Thực hiện khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn giống lúa ít nhất bao nhiêu vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp?

Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.1 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
5.4.1 Yêu cầu chung
Thực hiện tối thiểu 1 vụ, đồng thời hoặc sau 1 vụ với khảo nghiệm diện hẹp đối với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và rầy nâu.
Giống khảo nghiệm được đánh giá với nguồn bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá và rầy nâu thu thập tại vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Khối lượng hạt giống gửi khảo nghiệm tối thiểu là 0,5 kg/giống cho mỗi vùng khảo nghiệm đề nghị công nhận lưu hành giống.
Chất lượng hạt giống gửi khảo nghiệm theo quy định tại 5.2.3.
Khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn thực hiện tối thiểu 1 vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp.
...

Theo quy định trên, khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn thực hiện tối thiểu 1 vụ đồng thời với khảo nghiệm diện hẹp.

Tính chịu mặn

Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn giống lúa như thế nào? (Hình từ Internet)

Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn giống lúa như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.5 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.5 Đánh giá tính chịu mặn
5.4.5.1 Bố trí thí nghiệm
Sử dụng dụng cụ hình chữ nhật kích thước 28 cm x 32 cm x 1,25 cm (kích thước có thể thay đổi), trên đó khoét 100 lỗ (10 hàng, mỗi hàng 10 lỗ) với lưới nylon ở phía dưới. Dụng cụ này được đặt trong khay chứa từ 10 lít đến 12 lít dung dịch dinh dưỡng (ví dụ: dung dịch dinh dưỡng Yoshida)[1] với nồng độ muối cần thử nghiệm. Dung dịch dinh dưỡng được sử dụng như nguồn dinh dưỡng bổ sung. Lượng muối NaCI được hòa tan vào dung dịch theo nồng độ cần thử nghiệm (có thể tính theo nồng độ hoặc dùng máy đo độ dẫn điện). Thường xuyên duy trì dung dịch dinh dưỡng. Độ pH của dung dịch được duy trì ở 5,0. Dung dịch dinh dưỡng được thay mới hàng tuần. Do quá trình bay hơi và thoát hơi nước, dung dịch có thể bị cạn dần, bổ sung nước cất 2 ngày một lần để duy trì thể tích.
Giống lúa khảo nghiệm và giống đối chứng được ngâm ủ hoặc để trong hộp petri cung cấp đủ ẩm cho nảy mầm, sau đó mỗi giống gieo 1 hàng trên dụng cụ đã chuẩn bị có lưới nylon bên dưới giữ hạt, mỗi lỗ 2 hạt. Cho dụng cụ nổi trong khay chứa nước cất trong 3 ngày đến 4 ngày để hạt hình thành rễ. Khi hạt giống phát triển thành cây con,thay nước trong khay băng dung dịch dinh dưỡng và muối NaCI nồng độ muối ở độ dẫn điện (EC) bằng 6 dS/m. Ba ngày sau bổ sung NaCI vào dung dịch tăng độ mặn lên, EC = 12 dS/m. Lượng muối NaCI 3 g/l và lượng muối NaCI 6 g/l đủ để tạo nồng độ muối ở độ dẫn điện 6 dS/m và 12 dS/m. Thay dung dịch sau mỗi tuần và duy trì pH = 5,0. Các giống được đánh giá sau 10 ngày và 16 ngày sau khi xử lý với dung dịch muối.
Giống đối chứng chống chịu cao (kháng): IR66946-3R-178-1-1 (FL478)
Giống đối chứng chống chịu kém (mẫn cảm): IR29

Như vậy, bố trí thí nghiệm khảo nghiệm có kiểm soát tính chịu mặn giống lúa như sau:

- Sử dụng dụng cụ hình chữ nhật kích thước 28 cm x 32 cm x 1,25 cm (kích thước có thể thay đổi), trên đó khoét 100 lỗ (10 hàng, mỗi hàng 10 lỗ) với lưới nylon ở phía dưới.

- Dụng cụ này được đặt trong khay chứa từ 10 lít đến 12 lít dung dịch dinh dưỡng với nồng độ muối cần thử nghiệm.

Dung dịch dinh dưỡng được sử dụng như nguồn dinh dưỡng bổ sung. Lượng muối NaCI được hòa tan vào dung dịch theo nồng độ cần thử nghiệm. Thường xuyên duy trì dung dịch dinh dưỡng.

Lưu ý, độ pH của dung dịch được duy trì ở 5,0. Dung dịch dinh dưỡng được thay mới hàng tuần. Do quá trình bay hơi và thoát hơi nước, dung dịch có thể bị cạn dần, bổ sung nước cất 2 ngày một lần để duy trì thể tích.

Giống lúa khảo nghiệm và giống đối chứng được quy định cụ thể trên.

Đánh giá mức độ chịu mặn của giống lúa khảo nghiệm có kiểm soát bắt đầu và kết thúc khi nào?

Căn cứ theo quy định tại tiết 5.4.5 tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-1:2021 về phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát như sau:

Phương pháp khảo nghiệm
...
5.4 Phương pháp khảo nghiệm có kiểm soát
...
5.4.5 Đánh giá tính chịu mặn
...
5.4.5.2 Phương pháp đánh giá
Đánh giá mức độ chống chịu của giống khảo nghiệm có thể bắt đầu sau 10 ngày và kết thúc sau 16 ngày theo quy định tại Bảng 7.
bảng 7

Theo đó, đánh giá mức độ chống chịu mặn của giống lúa khảo nghiệm có thể bắt đầu sau 10 ngày và kết thúc sau 16 ngày theo quy định tại Bảng 7 cụ thể trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,149 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào