Bổ sung về các vật cấy ghép chỉnh hình trong phẫu thuật và vật liệu làm từ polyme được hướng dẫn như thế nào?

Kho chứa các vật cấy ghép chỉnh hình trong phẫu thuật được quy định như thế nào? Bổ sung về các vật cấy ghép và vật liệu làm từ polyme được hướng dẫn như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh A.G đến từ Phú Yên.

Kho chứa các vật cấy ghép chỉnh hình trong phẫu thuật được quy định như thế nào?

Kho chứa các vật cấy ghép chỉnh hình được quy định tại tiểu mục 3.4, tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6796:2001 (ISO 8828:1988) được công bố kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BKHCN năm 2008 như sau:

- Điều khoản chung: Phải sắp xếp các vật cấy ghép trong tất cả các khu vực kho sao cho giữ được nguyên vẹn hình dạng và bề mặt đã hoàn thiện của chúng cho đến khi sử dụng và không làm hỏng bao bì. Phải bảo quản riêng các vật cấy ghép với các dụng cụ phẫu thuật.

- Điều kiện kho chứa: Bất cứ giao hàng tại đâu, cơ sở sản xuất cũng phải đưa ra các hướng dẫn về kho chứa. Nếu không có các hướng dẫn đó, phải bảo quản các vật cấy ghép ở nơi khô ráo và không để chúng trực tiếp dưới ánh mặt trời, bức xạ iôn hóa, nhiệt độ quá lớn hoặc nơi dễ nhiễm bẩn.

- Luân chuyển kho: Cần thực hiện nguyên tắc “vào trước, ra trước”. Phải tiến hành thường xuyên việc luân chuyển kho trong tất cả các khu vực của kho cho tất cả các vật cấy ghép vô trùng cũng như không vô trùng.

vật cấy ghép

Vật cấy ghép chỉnh hình trong phẫu thuật (Hình từ Internet)

Bổ sung về các vật cấy ghép và vật liệu làm từ polyme được hướng dẫn như thế nào?

Bổ sung về các vật cấy ghép và vật liệu làm từ polyme được hướng dẫn tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6796:2001 (ISO 8828:1988) được công bố kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BKHCN năm 2008 như sau:

Hướng dẫn bổ sung về các vật cấy ghép và vật liệu làm từ polyme
4.1. Tiệt trùng
Cần phải đặc biệt chú ý khi sử dụng phương pháp tiệt trùng cho các vật cấy ghép và vật liệu làm từ polyme do cơ sở sản xuất nêu ra. Nếu thực hiện khác đi, nó có thể tạo ra quá trình phân hủy hoặc các tác dụng ngược lại. Trong những trường hợp đó, nếu việc tiệt trùng lại có thể thực hiện được, thì phải hoàn toàn tuân theo các phương pháp do cơ sở sản xuất nêu ra. Cần đặc biệt chú ý các chất polyme có trọng lượng phân tử quá lớn như polyetylen, chất gắn xương acrylic, các vật liệu dễ phân hủy. Cần phải tiệt trùng lại chất clastomer silicôn bằng cách hấp trong nồi cao áp.
4.2. Chất gắn xương acrylic
Sau khi kết thúc một đợt giải phẫu, phải vứt bỏ chất gắn xương acrylic (trong đó gồm có chất lỏng và chất rắn, đựng trong các chai, túi hoặc các vỏ trực tiếp khác) nếu như đã mở hai lớp bao gói phía ngoài.
4.3. Vật cấy ghép silicôn
Các vật cấy ghép làm bằng silicôn khi nó bị nhiễm bẩn bụi, sợi vải, bột talc, mồ hôi và các chất bẩn bề mặt khác có thể sinh ra tiếp đó chất lỏng và các mô dạng sợi, chúng phát triển ngay trong bộ phận được cấy ghép. Phải luôn luôn giữ gìn các vật cấy ghép chế tạo từ silicôn bằng kỹ thuật vô trùng nghiêm ngặt và tốt hơn hết là chỉ sử dụng các dụng cụ kim loại có cạnh được mài nhẵn.

Như vậy, bổ sung về các vật cấy ghép và vật liệu làm từ polyme được hướng dẫn như trên.

Làm sạch và tiệt trùng các vật cấy ghép chỉnh hình trong phẫu thuật không vô trùng được thực hiện như thế nào?

Làm sạch và tiệt trùng các vật cấy ghép chỉnh hình trong phẫu thuật không vô trùng được thực hiện theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6796:2001 (ISO 8828:1988) được công bố kèm theo Quyết định 2226/QĐ-BKHCN năm 2008 như sau:

- Có thể làm tiệt trùng các vật cấy ghép mà không cần làm sạch trước nếu như việc tháo bỏ bao bì của cơ sở sản xuất thực hiện ngay lập tức trước khi tiệt trùng.

- Sau mỗi quá trình giải phẫu, có thể tiến hành việc tái tiệt trùng cho tất cả các vật cấy ghép, nhưng phải làm thật sạch và kỹ lưỡng. Các phương pháp thích hợp là làm sạch bằng siêu âm, rửa bằng máy, hoặc cọ rửa bằng tay miễn là chúng được thực hiện một cách thận trọng. Phải sử dụng phương pháp để có thể loại trừ được sự va đập, cào xước hay uốn cong hay bề mặt cọ xát với bất cứ vật liệu nào có thể làm hại tới bề mặt vật cấy ghép hoặc hình dáng của nó.

- Phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những chỉ dẫn về cách làm sạch của cơ sở sản xuất. Nếu kỳ cọ bằng tay thì phải dùng bàn chải mềm và tránh dùng dung dịch hóa chất hay thuốc tẩy quá mạnh.

- Sau khi làm sạch, phải rửa các vật cấy ghép sạch hết các cặn bẩn, xà phòng, thuốc tẩy hoặc dung dịch rửa. Sau khi rửa phải sấy khô hoàn toàn các vật cấy ghép. Đặc biệt phải chú ý đến các hố lõm mà ở đó cả hóa chất lẫn nước rửa vẫn có thể nằm lại.

- Phải tiệt trùng tất cả các vật cấy ghép theo phương pháp của cơ sở sản xuất nêu ra.

- Không được tiệt trùng các vật cấy ghép lẫn với các dụng cụ phẫu thuật hoặc các vật cấy ghép được chế tạo từ vật liệu khác; các oxit kim loại và các chất nhiễm bẩn khác có thể lan sang vật cấy ghép, do đó tạo nên tình trạng không chấp nhận được khi cấy ghép.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

395 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào