Bỏ sổ hộ khẩu thì các hồ sơ thủ tục về hộ tịch có bị thay đổi gì không? Đơn giản hay phức tạp mất thời gian hơn?
Bỏ sổ hộ khẩu thì hồ sơ khi thực hiện các thủ tục về hộ tịch có bị thay đổi gì không?
Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh phải nộp bản chính Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch; đăng ký khai tử phải nộp bản chính Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay Giấy báo tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 của Luật Hộ tịch và tại Khoản 2 Điều 4 của Nghị định này; đăng ký kết hôn phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định tại Mục 3 Chương III của Nghị định này.
...
Tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định:
Bãi bỏ, thay thế một số cụm từ quy định tại các nghị định
...
2. Bãi bỏ cụm từ “trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú” tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.
...
Theo đó, vào 01/01/2023 thì Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì đối với các thủ tục về hộ tịch như đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn... sẽ được đơn giản hóa hồ sơ, người dân không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu nữa.
Tải về mẫu Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất 2023: Tại Đây
Bỏ sổ hộ khẩu thì các hồ sơ thủ tục về hộ tịch có bị thay đổi gì không? Đơn giản hay phức tạp mất thời gian hơn? (Hình từ Internet)
Bỏ sổ hộ khẩu thì thủ tục đăng ký hộ tịch sẽ đơn giản hay phức tạp mất thời gian hơn?
Theo Điều 38 Luật Cư trú 2020 thì sổ hộ khẩu chính thức bỏ vào ngày 01/01/2023. Tuy nhiên, việc bỏ sổ hộ khẩu này không ảnh hưởng gì đến thời hạn giải quyết các thủ tục đăng ký hộ tịch (đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử...) quy định trong Luật Hộ tịch 2014.
Hồ sơ thực hiện đăng ký hộ tịch cần được lập thành mấy bộ?
Tại Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Cách thức nộp và tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, đăng ký lại kết hôn trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch; người yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch khác có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Hồ sơ đăng ký hộ tịch chỉ cần lập một (01) bộ.
2. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ để đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người yêu cầu bổ sung hoàn thiện. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả.
Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó.
Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ xuất trình thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu nộp thêm bản sao hoặc bản chụp của giấy tờ xuất trình.
...
Theo đó, hồ sơ đăng ký hộ tịch cần được lập thành 01 bộ.
Có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.