Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp có nằm trong chính sách kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng không? Ai là người có trách nhiệm xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

Tôi có thắc mắc liên quan đến chính sách kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng. Cho tôi hỏi bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp có nằm trong chính sách kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng không? Ai là người có trách nhiệm xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp? Câu hỏi của chị Yến Nhi ở Hà Nội.

Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp có nằm trong chính sách kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng không?

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về chính sách kiểm toán nội bộ như sau:

Chính sách kiểm toán nội bộ
1. Chính sách kiểm toán nội bộ là căn cứ, cơ sở và hướng dẫn chính thức cho công tác kiểm toán nội bộ và cho từng kiểm toán viên nội bộ. Chính sách kiểm toán nội bộ bao gồm quy chế nội bộ về kiểm toán nội bộ, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ về tổ chức và hoạt động kiểm toán nội bộ, quy trình kiểm toán nội bộ và các quy định có liên quan.
...

Theo quy định trên, bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp là một trong những nội dung thuộc chính sách kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)

Ai là người có trách nhiệm xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

Theo khoản 1 Điều 22 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp như sau:

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
1. Tổ chức tín dụng phải xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo duy trì quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy văn hóa đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức tín dụng nói chung, và trong việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nói riêng. Kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán nội bộ và tư vấn.
...

Theo đó, người có trách nhiệm xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp là tổ chức tín dụng.

Đồng thời tổ chức tín dụng phải đảm bảo duy trì quy tắc đạo đức nghề nghiệp nhằm phát huy văn hóa đạo đức nghề nghiệp trong tổ chức tín dụng nói chung, và trong việc thực hiện công tác kiểm toán nội bộ nói riêng.

Và kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo thực hiện đúng quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công tác kiểm toán nội bộ và tư vấn.

Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phải thực hiện các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tối thiểu nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Thông tư 44/2011/TT-NHNN, được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 73 Thông tư 13/2018/TT-NHNN về quy tắc đạo đức nghề nghiệp như sau:

Quy tắc đạo đức nghề nghiệp
...
2. Kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện và duy trì các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tối thiểu sau đây:
a) Trung thực: kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện công việc được giao một cách trung thực, cẩn trọng và có trách nhiệm; tuân thủ luật pháp và thực hiện các nội dung công việc công khai theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp; không chủ tâm liên can đến bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào, hoặc tham gia những hoạt động gây mất uy tín đối với nghề nghiệp kiểm toán nội bộ hoặc đối với tổ chức tín dụng; luôn tôn trọng và phấn đấu đóng góp có hiệu quả cho những mục tiêu chính đáng và hợp pháp của tổ chức tín dụng;
b) Khách quan: kiểm toán viên nội bộ phải thể hiện tính khách quan nghề nghiệp ở mức độ cao nhất trong quá trình thu thập, đánh giá và truyền đạt thông tin về hoạt động hoặc các quy trình, hệ thống đã hoặc đang được kiểm toán. Kiểm toán viên nội bộ phải đưa ra đánh giá công bằng về tất cả các vấn đề liên quan và không bị chi phối bởi mục tiêu quyền lợi riêng hoặc bởi bất kỳ ai khác khi đưa ra nhận xét, đánh giá của mình;
c) Bảo mật: kiểm toán viên nội bộ phải tôn trọng giá trị và quyền sở hữu của thông tin nhận được, không được tiết lộ thông tin khi có ủy quyền hợp lệ trừ khi có nghĩa vụ phải tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của tổ chức tín dụng;
d) Trách nhiệm: kiểm toán viên nội bộ phải luôn có ý thức trách nhiệm cao, phấn đấu học hỏi, liên tục phát triển năng lực chuyên môn, áp dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm có được để thực hiện công việc kiểm toán nội bộ đạt hiệu quả nhất;
đ) Thận trọng: kiểm toán viên nội bộ phải có sự quan tâm và kỹ năng cần thiết của một kiểm toán viên cẩn trọng bằng cách chú ý các yếu tố sau:
- Thời lượng công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu đề ra;
- Mức độ phức tạp, sự cần thiết hay tầm quan trọng tương ứng của vấn đề để áp dụng quy trình đảm bảo phù hợp;
- Sự phù hợp và hiệu quả của các quy trình quản lý, kiểm soát và điều hành;
- Khả năng xảy ra các sai sót nghiêm trọng, những việc trái quy định;
- Chi phí cho hoạt động trong sự so sánh với lợi ích tiềm năng.

Như vậy, kiểm toán viên nội bộ phải thực hiện và duy trì các quy tắc đạo đức nghề nghiệp tối thiểu như trung thực, khách quan, bảo mật, trách nhiệm, thận trọng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 22 nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,750 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào