Bộ đội Biên phòng có phải đi tuần tra ở khu vực biên giới hay không? Bộ đội Biên phòng là lực lượng hoạt động tại biên giới vậy thì trách nhiệm chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia ra sao?

Bộ đội Biên phòng có phải đi tuần tra ở khu vực biên giới hay không? Địa phương tôi là một huyện thuộc khu vực sát biên giới cho nên tôi muốn hỏi rằng các cơ quan nơi có khu vực biên giới như vậy họ có trách nhiệm gì và lực lượng Bộ đội Biên phòng nơi đây hoạt động trong phạm vi ra sao theo quy định pháp luật? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Trường Thọ, đến từ Tây Ninh.

Bộ đội Biên phòng có phải đi tuần tra ở khu vực biên giới hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:

Quyền hạn của Bộ đội Biên phòng
1. Bố trí, sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật để thực thi nhiệm vụ; áp dụng hình thức, biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.
2. Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu; cấp, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ thị thực và các loại giấy tờ trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; kiểm tra, kiểm soát phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xử lý phương tiện vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
3. Đấu tranh, ngăn chặn, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
4. Hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở theo quy định tại Điều 11 của Luật này.
5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 17 của Luật này.
6. Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự theo quy định tại Điều 18 của Luật này.
7. Trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật từ biên giới vào nội địa; phối hợp với các lực lượng truy tìm, bắt giữ người có hành vi vi phạm pháp luật trốn chạy vào nội địa; truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi phạm pháp luật trốn chạy từ trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm vi lãnh hải Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
8. Hợp tác, phối hợp với lực lượng chức năng của nước có chung đường biên giới, các nước khác và tổ chức quốc tế trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, cửa khẩu, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo đó, Bộ đội Biên phòng có quyền hạn tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu;

Như vậy, có thể thấy rằng việc tuần tra bảo vệ biên giới là một trong những quyền hạn của người chiến sĩ Bộ đội Biên Phòng để bảo vệ nền an ninh cho một Quốc gia.

Bộ đội Biên phòng có phải đi tuần tra ở khu vực biên giới hay không? Bộ đội Biên phòng là lực lượng hoạt động tại biên giới vậy thì chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia ra sao?

Bộ đội Biên phòng có phải đi tuần tra ở khu vực biên giới hay không? Bộ đội Biên phòng là lực lượng hoạt động tại biên giới vậy thì chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia ra sao? (Hình từ Internet)

Bộ đội Biên phòng hoạt động bên trong khu vực biên giới như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 như sau:

Phạm vi hoạt động của Bộ đội Biên phòng
1. Hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.

Theo đó, phạm vi của Bộ đội Biên phòng là hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Bộ đội Biên phòng là lực lượng hoạt động tại biên giới vậy thì trách nhiệm chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 106/2021/ND-CP như sau:

Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia
1. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về biên phòng.
2. Hội đồng nhân dân các cấp: Thực hiện trách nhiệm được giao theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Biên phòng Việt Nam.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
a) Lập dự toán trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bảo đảm ngân sách từ các nguồn để thực thi nhiệm vụ biên phòng, xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân của địa phương và xây dựng Bộ đội Biên phòng;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới; triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân và Ngày biên phòng toàn dân ở khu vực biên giới;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan liên quan xử lý tình huống an ninh, trật tự ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật; phối hợp với Bộ Quốc phòng xử lý các tình huống quân sự, quốc phòng ở khu vực biên giới;
d) Chủ trì huy động lực lượng, phương tiện tại địa phương thực hiện tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan liên quan tổ chức huy động lực lượng, phương tiện dân sự tham gia Phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu;
e) Chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng thuộc quyền phối hợp với Bộ đội Biên phòng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, bảo vệ đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới, cửa khẩu; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật;
g) Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ đội Biên phòng thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới; thực hiện chính sách hậu phương, quân đội;
h) Tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất, hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở, việc làm và các chính sách khác cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng định cư lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, theo quy định trên thì Bộ đội Biên phòng là lực lượng hoạt động tại biên giới vậy thì chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới quốc gia thì thực hiện các công việc cụ thể theo quy định trên của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,672 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào