Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì? Bộ Công Thương gồm có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?

Cho anh hỏi, Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì? Bộ Công Thương có bao nhiêu cơ quan trực thuộc? Bộ Công Thương có thể có bao nhiêu Thứ trưởng? - Câu hỏi của anh Khánh Đăng đến từ Đồng Nai

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì?

Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 98/2017/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ Công Thương như sau:

Vị trí và chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Như vậy, Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực sau:

Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao; cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công;

Thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Bộ Công Thương thì anh tham khảo tại Điều 2 Nghị định 98/2017/NĐ-CP anh nha.

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì?

Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực gì? (Hình từ Internet)

Bộ Công Thương gồm có bao nhiêu cơ quan trực thuộc?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 98/2017/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương như sau:

Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp.
3. Vụ Khoa học và Công nghệ.
4. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
5. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
6. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
7. Vụ Thị trường trong nước.
8. Vụ Dầu khí và Than.
9. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Pháp chế.
12. Thanh tra Bộ.
13. Văn phòng Bộ.
14. Tổng cục Quản lý thị trường.
15. Cục Công tác phía Nam.
16. Cục Điều tiết điện lực.
17. Cục Công nghiệp.
18. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
19. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
20. Cục Phòng vệ thương mại.
21. Cục Xúc tiến thương mại.
22. Cục Công Thương địa phương.
23. Cục Xuất nhập khẩu.
24. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
25. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
26. Cục Hóa chất.
27. Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.
28. Báo Công Thương,
29. Tạp chí Công Thương.
30. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 26 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 27 đến khoản 30 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức 4 phòng, Vụ Kế hoạch được tổ chức 4 phòng, Vụ Pháp chế được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường trong nước được tổ chức 4 phòng, Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp được tổ chức 3 phòng, Vụ Khoa học và Công nghệ được tổ chức 3 phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng, Vụ Dầu khí và Than được tổ chức 2 phòng, Thanh tra Bộ được tổ chức 7 phòng, Văn phòng Bộ được tổ chức 10 phòng.
Cục Xúc tiến thương mại được tổ chức văn phòng và 5 phòng. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp được tổ chức văn phòng và 5 phòng. Cục Phòng vệ thương mại được tổ chức văn phòng và 4 phòng. Cục Công Thương địa phương được tổ chức văn phòng và 4 phòng. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng được tổ chức văn phòng và 5 phòng. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo được tổ chức văn phòng và 6 phòng. Cục Xuất nhập khẩu được tổ chức văn phòng, 6 phòng và các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực. Cục Hóa chất được tổ chức văn phòng và 2 phòng. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số được tổ chức văn phòng và 5 phòng. Cục Công nghiệp được tổ chức văn phòng và 4 phòng. Cục Công tác phía Nam được tổ chức văn phòng và 3 phòng. Cục Điều tiết điện lực được tổ chức văn phòng và 5 phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập khác còn lại trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 14 Điều này.

Như vậy, Bộ Công Thương có 30 cơ quan, tổ chức trực thuộc. Các cơ quan, tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 26 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;

Các tổ chức quy định từ khoản 27 đến khoản 30 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ Công Thương có thể có bao nhiêu Thứ trưởng?

Căn cứ vào Điều 38 Luật Tổ chức chính phủ 2015 quy định như sau:

Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
1. Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về nhiệm vụ được phân công.
2. Số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06. Trong trường hợp do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Như vậy, số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng của Bộ Công thương không quá 05 người.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
5,440 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào