Bó bột Minerve là như thế nào theo quy định pháp luật? Người thực hiện thủ thuật bó bột Minerve phải có bước chuẩn bị như thế nào?

Cho hỏi rằng bó bột Minerve là như thế nào theo quy định pháp luật? Đồng thời thì người thực hiện thủ thuật bó bột Minerve phải có bước chuẩn bị như thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Hà Tiến đến từ Long An.

Bó bột Minerve là như thế nào theo quy định pháp luật?

Bột Cravate là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục I Mục 8 Quy trình kỹ thuật bột Minerve ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

BỘT MINERVE
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bột Minerve (còn gọi bột mũ phi công) là 1 loại bột ôm toàn bộ phần đầu (trừ khuôn mặt), cổ, và lồng ngực.
- Bột Minerve được sử dụng bất động gẫy hoặc trật đốt sống cổ nói chung, không kể vị trí nào.
- Bột Minerve ngày nay rất ít được sử dụng, vì người bệnh phải mang nó rất nặng trong 1 thời gian dài gây ra rất nhiều phiền toái. Vả lại, việc phẫu thuật cột sống hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ, trở thành thường quy ở các bệnh viện và các trung tâm chấn thương chỉnh hình, ngay tại Việt nam chúng ta cũng vậy.

Theo đó, việc thực hiện bó bột Minerve như sau:

- Bột Minerve (còn gọi bột mũ phi công) là 1 loại bột ôm toàn bộ phần đầu (trừ khuôn mặt), cổ, và lồng ngực.

- Bột Minerve được sử dụng bất động gẫy hoặc trật đốt sống cổ nói chung, không kể vị trí nào.

- Bột Minerve ngày nay rất ít được sử dụng, vì người bệnh phải mang nó rất nặng trong 1 thời gian dài gây ra rất nhiều phiền toái.

Vả lại, việc phẫu thuật cột sống hiện nay đã có rất nhiều tiến bộ, trở thành thường quy ở các bệnh viện và các trung tâm chấn thương chỉnh hình, ngay tại Việt nam chúng ta cũng vậy.

Như vậy, có thể thấy rằng bó bột Minerve sẽ được hiểu theo quy định trên.

Thủ thuật bó bột

Thủ thuật bó bột (Hình từ Internet)

Bó bột Minerve sẽ được chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?

Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 8 Quy trình kỹ thuật bột Minerve ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

BỘT MINERVE
...
II. CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy cột sống cổ ở mọi vị trí (gẫy mỏm nha, trật mỏm nha, gẫy hoặc trật đốt sống cổ từ C1 đến C7).
2. Sau mổ chỉnh sửa bệnh vẹo cổ (torticolie) do xơ cứng cơ ức-đòn-chũm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Người bệnh hôn mê.
2. Có chấn thương sọ não, chấn thương ngực, đa chấn thương.
3. Có bệnh toàn thân nặng (ung thư, lao phổi tiến triển, tiểu đường nặng, tim mạch, huyết áp, chạy thận nhân tạo, tâm thần phân liệt...
4. Thận trọng và cân nhắc với người cao tuổi, cong vẹo cột sống, người cho con bú.

Theo đó, có thể thấy rằng các trường hợp chỉ định và chống chỉ định như sau:

Các trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thủ thuật Minerve bao gồm:

- Gẫy cột sống cổ ở mọi vị trí (gẫy mỏm nha, trật mỏm nha, gẫy hoặc trật đốt sống cổ từ C1 đến C7).

- Sau mổ chỉnh sửa bệnh vẹo cổ (torticolie) do xơ cứng cơ ức-đòn-chũm.

Bên cạnh đó, thì các trường hợp chống chỉ định sẽ bao gồm:

- Người bệnh hôn mê.

- Có chấn thương sọ não, chấn thương ngực, đa chấn thương.

- Có bệnh toàn thân nặng (ung thư, lao phổi tiến triển, tiểu đường nặng, tim mạch, huyết áp, chạy thận nhân tạo, tâm thần phân liệt...

- Thận trọng và cân nhắc với người cao tuổi, cong vẹo cột sống, người cho con bú.

Như vậy, có thể thấy rằng trong các trường hợp trên nếu người bệnh nào thuộc trường hợp chỉ định thì người bệnh sẽ được phép thực hiện thủ thuật bó bột này.

Ngước lại thì người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì người bệnh có thể sẽ không được thực hiện thủ thuật này.

Người thực hiện thủ thuật bó bột Minerve phải có bước chuẩn bị như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 8 Quy trình kỹ thuật bột Minerve ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

BỘT MINERVE
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện (4 người)
- Chuyên khoa xương: 3 (1 kỹ thuật viên chính có thể là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên, 2 trợ thủ là kỹ thuật viên trong đó 1 phụ bó, 1 chạy ngoài giúp việc).
- Chuyên khoa gây mê hồi sức: 1 (ở đây không phải để gây mê mà để sẵn sàng hồi sức khi cần thiết, vì trong quá trình tiến hành thao tác bó bột có thể xảy ra sự cố như người bệnh bị ngừng thở, ngừng tim...).
2. Phương tiện
- Các dụng cụ thông thường tương tự như bó các loại bột khác: bông lót, cồn tiêm, dụng cụ hồi sức, dịch truyền, nước ngâm bột…
- Bột thạch cao: 10-12 cuộn bột cỡ 20 cm. Trẻ em dùng cỡ nhỏ hơn, tùy tuổi.
- Cần 1 bàn bó bột đặc dụng. Bàn này ngoài phần để người bệnh nằm, còn có 1 bộ phận để kê đầu (vùng gáy), bộ phận kê đầu là 1 bản kim loại hình cánh cung, bên dưới được liên kết với bàn để người bệnh nằm. Khoảng cách giữa bàn nằm và bộ phận kê đầu được để trống, nơi sẽ tiến hành việc bó bột được dễ dàng.
- Lưu ý: đây là trường hợp gẫy cột sống cổ, nên rất hay xảy ra biến chứng ngừng thở ngừng tim đột ngột. Cần phải chuẩn bị đầy đủ thuốc và dụng cụ cấp cứu cần thiết thì việc XỬ TRÍ mới kịp thời được.
3. Người bệnh
- Được thăm khám toàn diện, tránh bỏ sót tổn thương, nhất là những tổn thương lớn có thể gây tử vong trong quá trình nắn bó bột (chấn thương sọ não, chấn thương ngực, vỡ tạng đặc,vỡ tạng rỗng...). Vì người bệnh bó bột kín hoàn toàn lồng ngực, nên việc này đặc biệt quan trọng. Nếu cố bó bột bằng được, rất có thể xảy ra tai biến đáng tiếc.
- Được giải thích kỹ mục đích của thủ thuật, quá trình tiến hành làm thủ thuật, để người bệnh khỏi bị bất ngờ, động viên để họ yên tâm, hợp tác tốt với thầy thuốc. Với bệnh nhi, cần giải thích cho bố mẹ hoặc người thân.
- Được vệ sinh sạch sẽ vùng đầu, mặt, cổ, nách và lồng ngực một cách nhanh chóng nhưng nhẹ nhàng. Cởi bỏ hoàn toàn áo.
- Phải cạo trọc đầu để bột khỏi dính vào tóc, với người bệnh nữ để tóc dài ngoài bất lợi tóc bị dính vào bột, không cạo đầu tóc bùng nhùng còn gây rất nhiều khó khăn khi bó bột.
4. Hồ sơ
Cần ghi rõ ngày giờ bị tai nạn, ngày giờ bó bột, tình trạng thăm khám toàn thân, cách xử trí, những điều dặn dò và hẹn khám lại.

Như vậy, tham khảo tại quy định trên thấy rằng người thực hiện thủ thuật bó bột Minerve phải có bước chuẩn bị từng khâu như trên để đảm bảo về phương tiện, thiết bị thực hiện, người bệnh và chuẩn bị hồ sơ của họ như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

894 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào