Bisexual là gì? Bisexual có phải là xu hướng tính dục? Các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục là gì?
Bisexual là gì? Bisexual có phải là xu hướng tính dục?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục Tư vấn bản dạng giới và xu hướng tình dục tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 như sau:
TƯ VẤN BẢN DẠNG GIỚI VÀ XU HƯỚNG TÍNH DỤC
...
1. Những kiến thức về giới tính và tính dục
...
- Xu hướng tính dục (sexual orientation): sự hấp dẫn tình dục và tình cảm bền vững với một giới tính cụ thể.
Đồng tính (homosexual) là sự hấp dẫn tình dục và tình cảm với người cùng giới.
Dị tính (heterosexual) là sự hấp dẫn tình dục và tình cảm với người khác giới.
Song tính (bisexual) là sự hấp dẫn tình dục và cảm xúc với cả hai giới.
Người chuyển giới (transgender) có bản dạng giới khác với giới sinh học của người đó.
Vô tính (asexual) cũng được xem là một xu hướng tính dục, người vô tính có ít hoặc không có hấp dẫn tình dục với người khác.
Ngày nay, các quan điểm lý thuyết mới cho rằng xu hướng tính dục có thể linh hoạt; một số người trải qua những xu hướng tính dục khác nhau trong cuộc đời. Xu hướng tính dục đa chiều, nhiều khía cạnh (như tự nhận thức, hành vi tình dục, sự hấp dẫn tình dục, tưởng tượng tình dục, tình cảm và tình trạng quan hệ) và khác nhau ở mỗi người.
- Trước đây, một số quan điểm xem đồng tính là bệnh và cần phải “điều trị”. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã kết luận những phương pháp cố gắng thay đổi xu hướng đồng tính không hiệu quả và thường gây hậu quả tiêu cực (bao gồm trầm cảm, tự tử, giảm tự trọng, ghê sợ bản thân, rối loạn tình dục và các vấn đề trong quan hệ cá nhân).
- Đồng tính không còn được xem là một rối loạn tình dục trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) từ năm 1973. Đồng tính và chuyển giới đã được loại khỏi Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi trong Danh mục phân loại quốc tế các bệnh (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.
- Bộ Y tế không xem đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh; khuyến cáo không can thiệp, ép buộc điều trị đối với người LGBT, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện[2].
Như vậy, Bisexual (Song tính) là một xu hướng tính dục, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những người có hấp dẫn tình dục và tình cảm đối với cả hai giới.
Lưu ý: Bộ Y tế không xem đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh; khuyến cáo không can thiệp, ép buộc điều trị đối với người LGBT, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.
Bisexual là gì? Bisexual có phải là xu hướng tính dục? Các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục là gì? (Hình từ Internet)
Các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục Tư vấn bản dạng giới và xu hướng tính dục tại tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên” ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 có nêu các yếu tố ảnh hưởng xu hướng tính dục như sau:
- Hiện nay các yếu tố xác định xu hướng tính dục vẫn chưa rõ và còn nghiên cứu thêm. Xu hướng tính dục có thể chịu ảnh hưởng của tương tác phức tạp giữa các yếu tố như di truyền, giải phẫu thần kinh, nội tiết và môi trường.
- Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ anh em của người đồng tính nam cũng đồng tính nhiều hơn anh em của người dị tính nam là đồng tính. Giải phẫu thần kinh và năng lực định hướng không gian ở người đồng tính có một số khác biệt so với người dị tính.
Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới được quy định như thế nào?
Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới được quy định tại Điều 7 Luật Bình đẳng giới 2006 như sau:
(1) Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam giới, nữ phát huy khả năng, có cơ hội để tham gia vào quá trình phát triển và hỗ trợ thành quả của sự phát triển.
(2) Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình.
(3) Áp dụng những biện pháp thích hợp để xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
(4) Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động cung cấp bình đẳng giới.
(5) Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng cao chỉ số phát triển cho các lĩnh vực, lĩnh vực và địa phương mà chỉ số phát triển giới thấp hơn khả năng trung bình của cả nước .
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.