Bình hút ẩm dùng trong thí nghiệm phải được làm từ loại thủy tinh nào? Kết cấu của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm như thế nào?

Cho tôi hỏi bình hút ẩm dùng trong thí nghiệm phải được làm từ loại thủy tinh nào? Kích thước của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm được quy định như thế nào? Kết cấu của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm như thế nào? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm được làm từ loại thủy tinh nào?

Vật liệu chế tạo bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10506:2015 (ISO 13130:2011) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình hút ẩm như sau:

Vật liệu
Bình hút ẩm phải được làm từ thủy tinh borosilicat 3.3 theo ISO 3585. Thủy tinh không được có ứng suất có thể làm giảm độ an toàn, độ bền hoặc ngoại quan của bình.
Thủy tinh không được có sự chênh lệch rõ ràng về màu sắc. Để bảo vệ các chất nhạy sáng, bề mặt của thủy tinh có thể có màu nâu.

Theo đó, bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm phải được làm từ thủy tinh borosilicat 3.3 theo ISO 3585.

- Thủy tinh không được có ứng suất có thể làm giảm độ an toàn, độ bền hoặc ngoại quan của bình.

- Thủy tinh không được có sự chênh lệch rõ ràng về màu sắc.

- Để bảo vệ các chất nhạy sáng, bề mặt của thủy tinh có thể có màu nâu.

Bình hút ẩm dùng trong thí nghiệm phải được làm từ loại thủy tinh nào? Kết cấu của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm như thế nào?

Bình hút ẩm dùng trong thí nghiệm phải được làm từ loại thủy tinh nào? Kết cấu của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm như thế nào? (Hình từ Internet)

Kích thước của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm được quy định như thế nào?

Kích thước của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10506:2015 (ISO 13130:2011) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình hút ẩm như sau:

Bình hút ẩm phải phù hợp với các kích thước được quy định trong Bảng 1 đối với Dãy A và Bảng 2 đối với Dãy B.

bình hút ẩm

CHÚ DẪN

1 lỗ để hút chân không

2 nắp (chi tiết số 2)

3 thân (chi tiết số 1)

4 khay bình hút ẩm

5 đế (được khía rãnh)

Hình 1 - Bình hút ẩm chân không (ví dụ)

bình hút ẩm

Hình 2 - Bình hút ẩm không có chân không (ví dụ)

CHÚ THÍCH Ký hiệu các kích thước trong Hình 2 tương tự Hình 1.

Bảng 1 - Các kích thước đối với bình hút ẩm Dãy A

Kích thước tính bằng milimét

bình hút ẩm

Bảng 2 - Các kích thước đối với bình hút ẩm Dãy B

Kích thước tính bằng milimét

bình hút ẩm

Kết cấu của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm như thế nào?

Kết cấu của bình hút ẩm bằng thủy tinh dùng trong thí nghiệm được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10506:2015 (ISO 13130:2011) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình hút ẩm như sau:

- Yêu cầu cơ bản

Bình hút ẩm phải đều về hình dạng (xem Hình 1 và Hình 2) và được hoàn thiện trơn nhẵn. Bình phải đối xứng với trục vuông góc đi qua mặt phẳng đế.

- Đế

Bình hút ẩm phải có đế hơi lõm để có thể đứng thẳng mà không đung đưa hoặc quay trong mặt phẳng ngang. Để tăng độ ổn định và bảo vệ các hư hại cơ học hoặc nứt vỡ,

+ Có thể cung cấp thêm thủy tinh bên ngoài để tạo thành vành bảo vệ ở đế, và/hoặc

+ Bề mặt bên ngoài của đế phải được khía rãnh theo chu vi.

- Thành bên

Thành bên của bình hút ẩm phải tạo bậc để đặt được các khay có lỗ (ví dụ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia) đảm bảo các khay này không bị lắc, bằng phẳng và song song với mặt đế. Phần thành trên bậc phải có hình dạng gần giống với dạng hình trụ đứng được vát nhẹ và đầu nằm trong mặt gờ phẳng nằm ngang. Xem Hình 1 và Hình 2.

- Nắp

Nắp của bình hút ẩm phải có dạng là một phần hình cầu. Vành nắp phải tạo thành mặt gờ phẳng, bề mặt tiếp xúc phải khớp đều với bề mặt tiếp xúc của thân bình hút ẩm.

Ở đỉnh nắp phải có bộ phận kết nối chân không hoặc có núm với đường kính tối thiểu 38 mm để dễ dàng cầm bằng tay. Nắp có thể đặc hoặc rỗng.

- Mặt gờ phẳng và độ kín khít

Các bề mặt kín khít chân không của gờ thân và nắp phải được mài phẳng riêng biệt sao cho chúng có thể lắp lẫn. Các bề mặt phải được mài tốt sao cho bình hút ẩm hoàn chỉnh, hoặc thân hoặc nắp khi được thử riêng biệt, đáp ứng các yêu cầu dưới đây.

Tốc độ rò rỉ của bình hút ẩm được đóng kín không được vượt quá 3 mbar x l x s-1. Thực hiện phép thử này với cặp thân và nắp được lựa chọn ngẫu nhiên và có mặt gờ khô, theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.

Mặt gờ phẳng của thân có thể được tạo rãnh để lắp khớp với vòng đệm.

- Kết nối chân không

Bình hút ẩm Loại 1 phải có một lỗ để kết nối chân không được đặt ở chính giữa đỉnh của nắp hoặc ở thành bên của thân tại chiều cao bằng (xem Hình 1).

Lỗ để kết nối chân không phải có dạng

+ Lỗ thủy tinh hình côn được mài nhám kích cỡ 24/29 theo TCVN 8829 (ISO 383), hoặc

+ Ren vặn ngoài phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, hoặc

+ Lỗ để đậy nắp bằng nút cao su, hoặc

+ Núm mài có vành măng xông và ống đồng trục với lỗ của núm. Kích cỡ lỗ phải tối thiểu là 2 mm và đường kính trong của ống phải khớp với kích cỡ lỗ.

- Độ bền áp suất

Bình hút ẩm chân không (Loại 1) phải chịu được áp suất ngoài 2 bar trong 60 s hoặc áp suất ngoài 3 bar trong 10 s. Phải thực hiện phép thử theo Phụ lục A.

- Lớp bọc bảo vệ

Để bảo vệ ngăn ngừa các hư hại cơ học (va đập hoặc sốc), thân và nắp của bình hút ẩm có thể có lớp bọc bên ngoài bằng chất dẻo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

985 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào