Biên giới quốc gia được đảm bảo quản lý bằng những chính sách nào? Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về quản lý biên giới quốc gia được quy định thế nào?
Biên giới quốc gia được đảm bảo quản lý bằng những chính sách nào?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới như sau:
Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới
1. Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới bao gồm:
a) Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp, người tham gia xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc gia;
b) Chế độ, chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới;
c) Chế độ, chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;
d) Chế độ, chính sách đảm bảo cho quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.
2. Các Bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bổ sung hoàn thiện chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 Điều này trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo đó, biên giới quốc gia được đảm bảo quản lý bằng những chính sách được quy định tại khoản 1 Điều 22 nêu trên.
Trong đó có chế độ, chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở khu vực biên giới. Và chế độ, chính sách đảm bảo cho quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.
Quản lý biên giới quốc gia (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý biên giới quốc gia được quy định thế nào?
Theo Điều 23 Nghị định 140/2004/NĐ-CP quy định về nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới như sau:
Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới
1. Nguồn tài chính bảo đảm cho xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới bao gồm ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới và khu vực biên giới bao gồm:
a) Xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội ở khu vực biên giới;
b) Xây dựng công trình biên giới;
c) Hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới;
d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người trực tiếp và người tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.
Theo quy định trên, nguồn tài chính bảo đảm cho việc quản lý biên giới quốc gia gồm ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Trong đó, ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc quản lý, bảo vệ biên giới và khu vực biên giới gồm:
+ Xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội ở khu vực biên giới.
+ Xây dựng công trình biên giới.
+ Hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.
+ Thực hiện chế độ, chính sách đối với người trực tiếp và người tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.
Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về quản lý biên giới quốc gia được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 140/2004/NĐ-CP về phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới như sau:
Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới
1. Ngân sách trung ương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các cơ quan, đơn vị Trung ương thực hiện.
2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các địa phương thực hiện.
Như vậy, ngân sách trung ương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các cơ quan, đơn vị Trung ương thực hiện.
Và ngân sách địa phương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các địa phương thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.