Biển báo hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung được bố trí ra sao? Tín hiệu phòng vệ trong khu vực cầu chung được quy định như thế nào?
Hệ thống tín hiệu, báo hiệu trong khu vực cầu chung hoạt động theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 9 Thông tư 63/2022/TT-BQP quy định về nguyên tắc hoạt động của hệ thống báo hiệu, tín hiệu như sau:
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống báo hiệu, tín hiệu
1. Trong khu vực cầu chung, hệ thống báo hiệu, tín hiệu trên đường sắt, đường bộ vào cầu chung phải hoạt động và biểu thị theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành.
2. Ở trạng thái không có tàu đi trên cầu chung:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm tàu đi qua cầu);
b) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu);
c) Chắn cầu chung ở trạng thái mở (cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu).
3. Ở trạng thái có tàu đi đến cầu chung:
a) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
b) Chắn cầu chung ở trạng thái đóng (cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
c) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép tàu đi qua cầu). Điều kiện để mở tín hiệu phòng vệ đường sắt là tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng, chắn cầu chung ở trạng thái đóng và không có chướng ngại vật ở trên cầu.
4. Sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu, các thiết bị lần lượt hoạt động theo trình tự sau:
a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;
b) Tín hiệu đường bộ mở;
c) Chắn cầu chung mở.
Theo đó, hệ thống tín hiệu, báo hiệu trong khu vực cầu chung hoạt động theo những nguyên tắc sau đây:
- Trong khu vực cầu chung, hệ thống báo hiệu, tín hiệu trên đường sắt, đường bộ vào cầu chung phải hoạt động và biểu thị theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành.
- Ở trạng thái không có tàu đi trên cầu chung:
+ Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm tàu đi qua cầu);
+ Tín hiệu đường bộ ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu);
+ Chắn cầu chung ở trạng thái mở (cho phép các phương tiện giao thông đường bộ đi qua cầu).
- Ở trạng thái có tàu đi đến cầu chung:
+ Tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
+ Chắn cầu chung ở trạng thái đóng (cấm các phương tiện giao thông đường bộ đi vào cầu);
+ Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép tàu đi qua cầu). Điều kiện để mở tín hiệu phòng vệ đường sắt là tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng, chắn cầu chung ở trạng thái đóng và không có chướng ngại vật ở trên cầu.
- Sau khi tàu đã đi ra khỏi cầu, các thiết bị lần lượt hoạt động theo trình tự sau:
+ Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;
+ Tín hiệu đường bộ mở;
+ Chắn cầu chung mở.
Biển báo hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung được bố trí ra sao? Tín hiệu phòng vệ trong khu vực cầu chung được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Biển báo hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung được bố trí ra sao?
Theo Điều 10 Thông tư 63/2022/TT-BQP quy định về biển báo hiệu như sau:
Biển báo hiệu
1. Trên đường sắt, trong khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu sau:
a) Biển kéo còi trước khi đoàn tàu đi vào cầu chung;
b) Biển tốc độ tối đa cho phép.
2. Vị trí, quy cách biển theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
Theo đó, trên đường sắt, trong khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu sau:
- Biển kéo còi trước khi đoàn tàu đi vào cầu chung;
- Biển tốc độ tối đa cho phép.
Vị trí, quy cách biển theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
Tín hiệu phòng vệ trên đường sắt trong khu vực cầu chung được quy định như thế nào?
Theo Điều 11 Thông tư 63/2022/TT-BQP quy định về tín hiệu phòng vệ trên đường sắt như sau:
Tín hiệu phòng vệ trên đường sắt
1. Trên hai phía đường sắt đi tới cầu chung phải đặt tín hiệu phòng vệ.
2. Vị trí đặt, hoạt động và biện pháp xử lý khi tín hiệu phòng vệ bị hỏng thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
3. Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ cầu chung hoạt động bằng điện phải được điều khiển tập trung tại nhà gác cầu chung. Trường hợp sử dụng thiết bị không thể điều khiển tập trung phải được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cụ thể như sau:
a) Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với cầu chung trên đường sắt quốc gia;
b) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định đối với cầu chung trên đường sắt chuyên dùng.
4. Các thiết bị phải luôn ở trạng thái sử dụng tốt, phải điều khiển được bằng tay khi thiết bị hư hỏng đột xuất.
Theo đó, tín hiệu phòng vệ trên đường sắt trong khu vực cầu chung được quy định như sau:
- Trên hai phía đường sắt đi tới cầu chung phải đặt tín hiệu phòng vệ.
- Vị trí đặt, hoạt động và biện pháp xử lý khi tín hiệu phòng vệ bị hỏng thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.
- Các thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ cầu chung hoạt động bằng điện phải được điều khiển tập trung tại nhà gác cầu chung. Trường hợp sử dụng thiết bị không thể điều khiển tập trung phải được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cụ thể như sau:
+ Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với cầu chung trên đường sắt quốc gia;
+ Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng quyết định đối với cầu chung trên đường sắt chuyên dùng.
- Các thiết bị phải luôn ở trạng thái sử dụng tốt, phải điều khiển được bằng tay khi thiết bị hư hỏng đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.