Biển báo giao thông đường bộ được đặt ở vị trí như thế nào và cách nhà dân bao nhiêu mét? Các biển báo giao thông có hiệu lực như thế nào?

Em tìm hiểu giúp anh quy định về vị trí cắm biển báo giao thông và các biển báo này phải được cắm cách nhà dân bao nhiêu mét? Bên cạnh đó các biển báo giao thông có hiệu lực như thế nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Khôi đến từ Lai Châu.

Biển báo giao thông đường bộ được đặt ở vị trí như thế nào và cách nhà dân bao nhiêu mét?

Căn cứ theo Điều 20 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường như sau:

Vị trí đặt biển báo theo chiều dọc và ngang đường
20.1. Biển báo hiệu đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng, thay đổi tốc độ hoặc thay đổi hướng nhưng không được làm cản trở tầm nhìn và sự đi lại của người tham gia giao thông.
20.2. Biển được đặt thẳng đứng, mặt biển quay về hướng đối diện chiều đi; Biển được đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt). Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.
20.3. Trường hợp biển báo đặt trên cột (có thể đặt trên trụ chiếu sáng, trụ điện) thì khoảng cách mép ngoài của biển theo phương ngang đường cách mép phần đường xe chạy tối thiểu là 0,5 m và tối đa là 1,7 m. Trường hợp không có lề đường, hè đường, khuất tầm nhìn hoặc các trường hợp đặc biệt khác được phép điều chỉnh theo phương ngang nhưng mép biển phía phần xe chạy không được chờm lên mép phần đường xe chạy và cách mép phần đường xe chạy không quá 3,5 m.

Theo đó biển báo hiệu giao thông được đặt theo vị trí như trên và hiện tại thì không có quy định việc biển báo giao thông phải đặt cách nhà người dân bao nhiêu m.

Tùy vào thực tế của từng địa phương mà sẽ có hướng dẫn chi tiết hơn do đó anh có thể liên hệ cơ quan có thẩm quyền ở địa phương mình để được giải đáp cụ thể hơn.

biển báo

Biển báo giao thông (Hình từ Internet)

Các biển báo giao thông có hiệu lực như thế nào?

Căn cứ theo Điều 19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định về hiệu lực của biển báo như sau:

Hiệu lực của biển báo
19.1. Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.
19.2. Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.
19.3. Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo. Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.

Theo đó, các biển báo giao thông có hiệu lực như sau:

- Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo và biển chỉ dẫn có giá trị trên các làn đường của chiều xe chạy.

- Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn đường theo biển báo trên đường.

- Biển báo khi sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của biển báo.

Biển báo khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả biển báo và đèn tín hiệu theo thứ tự quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn này.

Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, thì biển báo giao thông có thứ tự ưu tiên như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:

Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu
4.1. Khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:
4.1.1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
4.1.2. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
4.1.3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu;
4.1.4. Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
4.2. Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời. Biển có tính chất tạm thời là biển sử dụng mang tính tình huống nhằm tổ chức điều khiển giao thông có tính chất ngắn hạn như trong các sự kiện, sự cố giao thông hay sử dụng trong quá trình thi công hoặc sửa chữa đường.

Theo đó, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau:

(1) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

(2) Hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

(3) Hiệu lệnh của biển báo hiệu;

(4) Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Như vậy, trong trường hợp này thì biển báo giao thông được xếp ở thứ 3 sau hiệu lệnh của người điều khiển giao thông và hiệu lệnh của đèn tín hiệu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

34,083 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào