Biên bản kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản của cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng có yêu cầu chữ ký của người chứng kiến không?

Cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng có thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản không? Biên bản kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản có yêu cầu phải có chữ ký của người chứng kiến không? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản của cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng? Trên đây là câu hỏi của anh Duy Thuận ở tại Tp. Đà Lạt.

Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng?

Cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng được quy định tại Điều 30 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) như sau:

Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của Kiểm lâm
1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ban hành quyết định kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Theo quy định trên, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ban hành quyết định kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Người có thẩm quyền theo quy định trên có thể ủy quyền cho cấp phó ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Trước đây, căn cứ theo Điều 37 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm tra như sau:

Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra
1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

Người có thẩm quyền theo quy định trên có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.

động vật rừng

Kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng (Hình từ Internet)

Cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng có thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản không?

Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến khoản 16 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017.

Đối tượng, hình thức kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản được quy định tại Điều 25 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) như sau:

Đối tượng, hình thức kiểm tra
1. Đối tượng được kiểm tra: Tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển quyền sở hữu lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản, nuôi động vật rừng, trồng thực vật rừng và đánh dấu mẫu vật.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất.

Theo quy định trên, đối tượng được kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản gồm tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển quyền sở hữu lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản, nuôi động vật rừng, trồng thực vật rừng và đánh dấu mẫu vật.

Như vậy, cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Trước đây, căn cứ theo Điều 36 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định như sau:

Đối tượng, hình thức kiểm tra
1. Đối tượng kiểm tra: tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản và gây nuôi động vật rừng, đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ.
2. Hình thức kiểm tra:
a) Kiểm tra theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản gồm tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản và gây nuôi động vật rừng, đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ.

Như vậy, cá nhân mua bán và cất giữ động vật rừng thuộc đối tượng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Biên bản kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản có yêu cầu phải có chữ ký người chứng kiến không?

Biên bản kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản phải có chữ ký người chứng kiến không thì theo quy định tại Điều 27 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 15/02/2023) như sau:

Nguyên tắc kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Thông tư này, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra của Kiểm lâm phải đảm bảo kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Hoạt động kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư này và phải lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 hoặc Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, hoạt động kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự và phải lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 hoặc Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT.

Như vậy, biên bản kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản không bắt buộc phải có người chứng kiến mà chỉ quy định phần ký, ghi rõ họ tên của người làm chứng (nếu có).

Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 15/02/2023) quy định về nguyên tắc hoạt động kiểm tra như sau:

Nguyên tắc hoạt động kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây viết tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định của người có thẩm quyền.
2. Trường hợp Tổ kiểm tra đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm quả tang thì phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn cần thiết và báo cáo theo quy định.
3. Mọi trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, lập biên bản theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. Trường hợp kiểm tra khai thác lâm sản, lập biên bản theo Mẫu số 13 kèm theo Thông tư này.

Biên bản kiểm tra lâm sản theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT:

Biên bản

Theo đó, mọi trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, lập biên bản theo Mẫu số 05 được quy định trên.

Như vậy, biên bản kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản không bắt buộc phải có người chứng kiến mà chỉ quy định phần ký, ghi rõ họ tên của người làm chứng (nếu có).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,523 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào