Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp?

Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp? Những lưu ý khi lập Biên bản họp lớp? Quyền của học sinh được quy định như thế nào theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT?

Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp?

Mẫu biên bản họp lớp là một tài liệu được soạn thảo nhằm ghi lại toàn bộ nội dung của buổi họp lớp. Trong mẫu này, các thông tin quan trọng như thời gian, địa điểm tổ chức, danh sách các thành viên tham dự, nội dung thảo luận và diễn biến chi tiết của buổi họp đều được trình bày rõ ràng và cụ thể.

Cá nhân, tổ chức có thể tự soạn hoặc tham khảo mẫu Biên bản họp lớp dưới đây:

(1) Mẫu Biên bản họp lớp chung được sử dụng phổ biến TẢI VỀ

(2) Mẫu Biên bản họp lớp kỷ luật học sinh TẢI VỀ

(3) Mẫu Biên bản họp lớp cuối năm TẢI VỀ

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp?

Biên bản họp lớp là gì? Mẫu Biên bản họp lớp được sử dụng phổ biến? Tải về mẫu biên bản họp lớp? (Hình từ Internet)

Những lưu ý khi lập Biên bản họp lớp?

Để lập Biên bản họp lớp đúng chuẩn, cần lưu ý các điểm quan trọng sau:

Thông tin về số liệu, thời gian, địa điểm và nội dung cần được ghi chép chính xác, khách quan, tránh lồng ghép cảm xúc hay ý kiến cá nhân.

Biên bản nên tập trung vào các nội dung quan trọng, tránh ghi chép lan man, đảm bảo ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin cần thiết, và nội dung chính nên được xác định dựa trên mục đích cuộc họp.

Ngoài ra, người lập biên bản nên ngồi gần chủ tọa để dễ dàng thực hiện yêu cầu, hỗ trợ việc ghi chép hiệu quả, đồng thời giúp buổi họp diễn ra nghiêm túc hơn.

Lưu ý 01: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý 02:

Các hành vi học sinh THCS, THPT không được làm được quy định tại Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:

- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

- Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

- Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

- Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

- Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

- Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Quyền của học sinh được quy định như thế nào theo Thông tư 32?

Quyền của học sinh được quy định tại Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.

- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 của Điều lệ này.

- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.

- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

>> Kịch bản họp phụ huynh đầu năm 2025 dành cho giáo viên?

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

12 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào