Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài khác nhau thì áp dụng biên bản nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài khác nhau thì áp dụng biên bản nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.D ở Lâm Đồng.

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài khác nhau thì áp dụng biên bản nào?

Việc áp dụng biên bản họp Đại hội đồng cổ đông được quy định tại khoản 4 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông
...
2. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.
3. Chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc người khác ký tên trong biên bản họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung biên bản.
4. Biên bản lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung giữa biên bản bằng tiếng Việt và bằng tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.
5. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp; việc gửi biên bản kiểm phiếu có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
6. Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, phụ lục danh sách cổ đông đăng ký dự họp, nghị quyết đã được thông qua và tài liệu có liên quan gửi kèm theo thông báo mời họp phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.

Theo quy định trên, trường hợp nội dung biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có sự khác nhau thì nội dung trong biên bản bằng tiếng Việt được áp dụng.

Họp Đại hội đồng cổ đông

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài khác nhau thì áp dụng biên bản nào? (Hình từ Internet)

Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 thì biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải gồm những nội dung chủ yếu sau:

(1) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp.

(2) Thời gian và địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông.

(3) Chương trình và nội dung cuộc họp.

(4) Họ, tên chủ tọa và thư ký.

(5) Tóm tắt diễn biến cuộc họp và các ý kiến phát biểu tại Đại hội đồng cổ đông về từng vấn đề trong nội dung chương trình họp.

(6) Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp, phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự họp với số cổ phần và số phiếu bầu tương ứng.

(7) Tổng số phiếu biểu quyết đối với từng vấn đề biểu quyết, trong đó ghi rõ phương thức biểu quyết, tổng số phiếu hợp lệ, không hợp lệ, tán thành, không tán thành và không có ý kiến; tỷ lệ tương ứng trên tổng số phiếu biểu quyết của cổ đông dự họp.

(8) Các vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết thông qua tương ứng.

(9) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký.

Lưu ý: Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được lập bằng tiếng Việt và có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài.

Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung nêu trên. Biên bản họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.

Cổ đông có được tra cứu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông không?

Việc cổ đông phổ thông của công ty cổ phần được quyền tra cứu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông không, theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Quyền của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông phổ thông có quyền sau đây:
a) Tham dự, phát biểu trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty, pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết;
b) Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
c) Ưu tiên mua cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty;
d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Xem xét, tra cứu và trích lục thông tin về tên và địa chỉ liên lạc trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết; yêu cầu sửa đổi thông tin không chính xác của mình;
e) Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
g) Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.
...

Như vậy, cổ đông phổ thông của công ty cổ phần có thể xem xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp biên bản họp Đại hội đồng cổ đông.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,031 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào