Bị tính phí và thù lao công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà chung cư quá cao tại Văn phòng công chứng thì cần phải làm gì?
Phí và thù lao công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà chung cư
Chi phí công chứng bao gồm: Phí công chứng và thù lao công chứng.
Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà chung cư được tính như thế nào?
Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà chung cư được tính theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch. Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC
Do đó, trong trường hợp của bạn, phí công chứng là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng (152.064.000 x 0,1% = 152.064 đồng).
Trường hợp giá trị chuyển nhượng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng thấp hơn mức giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định (căn cứ vào quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất) thì giá trị tính phí công chứng như sau:
Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Nếu xét thấy giá trị hợp đồng thấp hơn giá nhà, đất của UBND cấp tỉnh nơi có đất quy định thì bạn và Văn phòng công chứng đối chiếu xác định giá trị quyền sử dụng đất để làm căn cứ tính phí công chứng theo bảng phí nêu trên.
Ngoài ra, theo như bạn trình bày, còn có phí hủy hợp đồng ủy quyền và phí công chứng Văn bản cam kết tài sản riêng:
Thù lao công chứng hợp đồng chuyển nhượng được tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 67 Luật Công chứng 2014 thì thù lao công chứng được quy định như sau:
- Người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mức thù lao công chứng này do tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình (xem tại Quyết định mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với việc thu thù lao công chứng do UBND cấp tỉnh nơi Văn phòng công chứng đặt trụ sở ban hành).
Văn phòng công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi công chứng người yêu cầu công chứng phải nộp 2 khoản chi phí gồm: Phí công chứng và thù lao công chứng. Các Văn phòng công chứng thu chung một lần nên dễ bị lầm tưởng là một khoản.
Trường hợp bạn bị thu phí cao hơn quy định ở trên, bạn có thể phản ánh, khiếu nại tới Sở Tư pháp nơi Văn phòng công chứng có trụ sở.
Sẽ bị xử lý như thế nào nếu văn phòng công chứng thu thù lao cao hơn mức trần?
Theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì khi văn phòng công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thì sẽ bị phạt như sau:
"Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
...
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
đ) Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí khác cao hơn mức chi phí đã thoả thuận;"
Như vậy, Văn phòng công chứng có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng cho hành vi thu thù lao cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.