Bị can phạm tội tham nhũng có hành bị bỏ trốn thì có phải tạm giam bị can sau khi bắt được hay không?

Cơ quan tôi có một viên chức là bị can trong một vụ án tham nhũng vừa bị bắt sau thời gian bỏ trốn. Cho tôi hỏi trong thời gian viên chức này bị tạm giam thì có phải cơ quan tôi phải trả 50% lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ hay không. Trường hợp, viên chức này bị kết tội và bản án có hiệu lực cơ quan thì có phải thu hồi 50% lương ngạch bậc, phụ cấp chức vụ đã chi trả cho viên chức đó trong thời gian tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra không?

Lệnh tạm giam bị can phải có những nội dung nào để phù hợp với quy định pháp luật?

Căn cứ khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về lệnh tạm giam bi can như sau:

"Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
..
2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
..."

Dẫn chiếu khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

"Điều 132. Văn bản tố tụng
...
2. Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu."

Theo đó lệnh tạm giam bị can phải các các thông tin như:

- Họ tên, địa chỉ của người bị bắt;

- Lý do bắt;

- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;

- Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;

- Nội dung của văn bản tố tụng;

- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.

Bị can phạm tội tham nhũng có hành bị bỏ trốn thì có phải tạm giam bị can sau khi bắt được hay không?

Bị can phạm tội tham nhũng có hành bị bỏ trốn thì có phải tạm giam bị can sau khi bắt được hay không?

Bị can trong vụ án tham nhũng có hành vi bỏ trốn thì có phải tạm giam khi bắt được hay không?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tạm giam bị can như sau:

"Điều 119. Tạm giam
1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Theo đó, việc tạm giam bị can cần dựa trên loại tội phạm của bị can. Trong vụ án tham nhũng nhưng chưa xác định được loại tội phạm cụ thể là gì. Do đó:

Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, nghiêm trọng và ít nghiêm trọng.

Trường hợp bị can phạm tội ít nghiêm trọng mà chịu hình phạt tù và thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự thì sẽ tiến hành tạm giam bị can.

Hoặc nếu người này phạm tội ít nghiêm trọng sẽ mà mức phạt tù từ 02 năm và có hành vi bỏ trốn như bạn nói thì người này sẽ bị tạm giam.

Viên chức trong thời gian bị tạm giam được hưởng 50% mức lương hiện hưởng thì có phải trả lại sau khi bị kết án hay không?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với viên chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam và tạm đình chỉ công tác như sau:

"Điều 23. Chế độ, chính sách đối với viên chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam và tạm đình chỉ công tác
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì viên chức được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.
2. Trường hợp viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
3. Trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề trong thời gian tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam."

Tuy nhiên, hiện tại quy định này đã bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nên việc cơ quan bạn tiến hành chi trả cho viên chức trong trường hợp trên đã sai với quy định.

Tại Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định:

"Điều 41. Chế độ, chính sách đối với trường hợp đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ
Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác hoặc tạm đình chỉ chức vụ mà chưa bị xử lý kỷ luật thì áp dụng theo chế độ quy định như sau:
1. Trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều này."

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,538 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào