Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Công ty từ chối lao động nữ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản do sẩy thai với lý do không có Giấy nghỉ việc có hưởng bảo hiểm xã hội có đúng pháp luật không?
- Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ hay không?
- Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Công ty từ chối lao động nữ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản do sẩy thai với lý do không có Giấy nghỉ việc có hưởng bảo hiểm xã hội có đúng pháp luật không?
Theo khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đo sảy thai, cụ thể như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.
Trong trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 phải có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao Giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Như vậy, nếu chị điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh thì chị phải cần bản sao hoặc bản chính Giấy ra viện, còn nếu chị điều trị ngoại trú thì chị phải cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản do sẩy thai.
Tải về mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? (Hình từ Internet)
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ hay không?
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định yêu cầu đối với Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ, cụ thể như sau:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của chị đáp ứng đủ điều kiện trên thì chị sẽ được hưởng trợ cấp thai sản do sẩy thai.
Cho nên, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động (không phân biệt tư nhân hay công lập) và đáp ứng đủ các điều kiện còn lại thì công ty từ chối tiếp nhận hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ thai sản do sẩy thai đối với trường hợp của chị là trái pháp luật. Chị có thể khiếu nại nên người quản lý công ty để được giải quyết.
Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Theo Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định về Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
1. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đã điều trị nội trú: Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này.
Đối với trường hợp có chuyển viện trong quá trình điều trị thì có thêm bản sao hợp lệ giấy chuyển tuyến.
Đối với trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải cấp giấy ra viện. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trước khi tử vong được căn cứ vào thời gian ghi trên giấy báo tử theo mẫu TP/HT/1999-C1 quy định tại Quyết định số 1203-QĐ/1998/TP-HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ sách hộ tịch.
2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
3. Mẫu và cách ghi giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư này.
4. Kết luận về tình trạng sức khỏe quy định tại khoản 4 Điều này chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng kể từ ngày ghi trên giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và chỉ có giá trị để giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.