Bệnh u nhày ở thỏ được hiểu như thế nào? Bệnh u nhày ở thỏ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Bệnh u nhày ở thỏ được hiểu như thế nào?
Bệnh u nhày ở thỏ được giải thích tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-55:2022 cụ thể:
Bệnh u nhày ở thỏ (Myxomatosis)
Bệnh truyền nhiễm xảy ra trên thỏ ở mọi lứa tuổi và tính biệt, do virus Myxoma gây ra với đặc trưng là viêm sưng mí mắt, viêm kết mạc, rối loạn hô hấp và hình thành các khối u nhày trên da.
3.1.2
Virus Myxoma (Myxoma virus)
Virus Myxoma thuộc phân họ Chordopoxviridae, họ Poxviridae, chi Leporipoxvirus; virus có hệ gen là ADN mạch đôi, có vỏ bọc, bao gồm khoảng 170 gen trong đó có khoảng 70 gen có vai trò điều hòa miễn dịch và liên quan đến các yếu tố tương tác với vật chủ.
CHÚ THÍCH: Độc lực của virus được chia làm 5 nhóm, từ I đến V, độc lực giảm dần theo thứ tự.
Theo đó, bệnh u nhày ở thỏ là bệnh truyền nhiễm xảy ra trên thỏ ở mọi lứa tuổi và tính biệt, do virus Myxoma gây ra với đặc trưng là viêm sưng mí mắt, viêm kết mạc, rối loạn hô hấp và hình thành các khối u nhày trên da.
* Lưu ý:
Virus Myxoma thuộc phân họ Chordopoxviridae, họ Poxviridae, chi Leporipoxvirus; virus có hệ gen là ADN mạch đôi, có vỏ bọc, bao gồm khoảng 170 gen trong đó có khoảng 70 gen có vai trò điều hòa miễn dịch và liên quan đến các yếu tố tương tác với vật chủ.
CHÚ THÍCH: Độc lực của virus được chia làm 5 nhóm, từ I đến V, độc lực giảm dần theo thứ tự.
Bệnh u nhày ở thỏ (Hình từ Internet)
Chẩn đoán lâm sàng bệnh u nhày ở thỏ có đặc điểm gì?
Đặc điểm của bệnh u nhày ở thỏ tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-55:2022 cụ thể:
Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh u nhày xảy ra trên các loài thỏ, ở mọi lửa tuổi và tính biệt. Thỏ hoang dã được coi là động vật mang trùng. Bệnh phân bố rộng rãi trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là khu vực châu Âu, Nam Mỹ và châu Úc.
- Đường truyền lây: Các loài côn trùng hút máu như muỗi, ve, bọ chét là loài trung gian mang virus. Virus không nhân lên trong các loài côn trùng. Côn trùng mang virus như yếu tố cơ học vận chuyển mầm bệnh làm lây lan virus trong quần thể thỏ. Bệnh có thể lây trực tiếp từ con bệnh sang con khỏe qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp đối với chất tiết của con bệnh.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết có thể lên tới 100 % tùy thuộc vào độc lực của chủng virus gây bệnh.
...
Theo đó, chẩn đoán lâm sàng bệnh u nhày ở thỏ có đặc điểm sau:
- Bệnh u nhày xảy ra trên các loài thỏ, ở mọi lửa tuổi và tính biệt. Thỏ hoang dã được coi là động vật mang trùng. Bệnh phân bố rộng rãi trên các vùng lãnh thổ, đặc biệt là khu vực châu Âu, Nam Mỹ và châu Úc.
- Đường truyền lây: Các loài côn trùng hút máu như muỗi, ve, bọ chét là loài trung gian mang virus. Virus không nhân lên trong các loài côn trùng. Côn trùng mang virus như yếu tố cơ học vận chuyển mầm bệnh làm lây lan virus trong quần thể thỏ. Bệnh có thể lây trực tiếp từ con bệnh sang con khỏe qua đường hô hấp, hoặc tiếp xúc trực tiếp đối với chất tiết của con bệnh.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết có thể lên tới 100 % tùy thuộc vào độc lực của chủng virus gây bệnh.
Bệnh u nhày ở thỏ có triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Triệu chứng lâm sàng của bệnh u nhày ở thỏ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-55:2022 cụ thể:
Bệnh được chia thành hai thể: Thể u nhày và thể hô hấp.
- Thể u nhày: Bệnh ở thể này thường do bị lây nhiễm qua vết cắn của côn trùng, gây nên các tổn thương trên da đặc trưng, đặc biệt là các vùng da mỏng như mí mắt, tai, bẹn. Virus tác động gây rối loạn chức năng các cơ quan và suy giảm miễn dịch, dẫn đến nhiễm trùng kế phát.
Triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào độc lực của virus gây bệnh. Khi thỏ bị nhiễm virus nhóm I (có độc lực mạnh nhất), tại vị trí nhiễm trùng xuất hiện triệu chứng viêm, sưng to và bị lở loét. Mí mắt sưng, viêm kết mạc và niêm mạc mắt. Vùng mặt và tai sưng to, tai bị dày lên và sưng phù vùng sinh dục. Mũi có nhiều dịch nhày dẫn đến khó thở. Sau 6 ngày đến 7 ngày thỏ bị nhiễm virus, các tổn thương trên da xuất hiện và thỏ chết trong khoảng thời gian 8 ngày đến 15 ngày.
Khi thỏ bị nhiễm virus có độc lực thấp hơn, bệnh tiến triển chậm hơn, các dấu hiệu lâm sàng giống nhau nhưng bệnh nhẹ hơn. Thỏ bệnh sống sót có thể bị nhiễm trùng kế phát đường hô hấp, viêm phổi làm tăng tỷ lệ chết của bệnh.
- Thể hô hấp: Các dấu hiệu lâm sàng của thể hô hấp nhẹ hơn so với thể u nhày và thường xảy ra trên thỏ nuôi ở trang trại. Các tổn thương trên da ít hơn, mí mắt sưng và phù, viêm kết mặc mắt và viêm mũi. Thỏ dễ bị nhiễm trùng kế phát đường hô hấp, làm bệnh trầm trọng hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.