Bệnh phù đầu gà là bệnh truyền nhiễm lây lan bằng đường nào và tỷ lệ chết khi mắc bệnh là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi bệnh phù đầu ra thường lây lân thông qua đường nào, tỷ lệ chết của gà khi măc bệnh này có cao hay không? Để xác định rõ bệnh tôi cần lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để gửi đến phòng thí nghiệm thực hiện nuôi cấy chẩn đoán bệnh? Câu hỏi của anh Hào từ Tiền Giang.

Bệnh phù đầu gà là bệnh truyền nhiễm lây lan bằng đường nào và tỷ lệ chết khi mắc bệnh là bao nhiêu?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza) quy định về bệnh phù đầu gà như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh phù đầu gà (Infectious coryza)
Bệnh phù đầu gà là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính ở gà với các đặc trưng là chảy nước mũi, mặt sưng. Bệnh do vi khuẩn Avibacterium paragallinarum gây ra.

Bên cạnh đó, tại tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza) quy định về đặc điểm dịch tễ như sau:

Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Gà ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, chủ yếu trên gà trưởng thành và gà đẻ, gà con mắc ít hơn và nếu mắc cũng ít trầm trọng hơn.
- Bệnh thường xảy ra vào mùa thu, đông.
- Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và không lây truyền qua trứng.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết thấp (khoảng 10 %).
...

Theo đó, bệnh phù đầu gà là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính (không lây truyền qua trứng) ở gà với các đặc trưng là chảy nước mũi, mặt sưng. Bệnh do vi khuẩn Avibacterium paragallinarum gây ra.

Gà ở tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, chủ yếu trên gà trưởng thành và gà đẻ, gà con mắc ít hơn và nếu mắc cũng ít trầm trọng hơn.

Tỷ lệ gà mắc bệnh cao nhưng tỷ lệ chết thấy (chỉ khoảng 10%); hầu hết gà ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh phù đầu gà, chủ yếu trên gà trưởng thành và gà đẻ, gà con mắc ít hơn và nếu mắc cũng ít trầm trọng hơn. Bệnh phù đầu gà thường xảy ra vào mùa thu và mùa đông.

Bệnh phù đầu gà là bệnh truyền nhiễm lây lan bằng đường nào và tỷ lệ chết khi mắc bệnh là bao nhiêu?

Bệnh phù đầu gà là bệnh truyền nhiễm lây lan bằng đường nào và tỷ lệ chết khi mắc bệnh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Cá thể có triệu chứng bệnh phù đầu gà thì cần lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để tiến hành chẩn đoán?

Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza) quy định về mẫu bệnh phẩm như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm
Bệnh phẩm: Dịch xoang mũi, dịch từ khí quản, dịch lấy từ các túi khí.
Bệnh phẩm phải được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu kèm theo giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và những thông tin về dịch tễ.
...

Đối với bệnh phù đầu gà thì có thể tiến hành lấy dịch xoang mũi, dịch từ khí quản, dịch lấy từ các túi khí của cá thể có triệu chứng mắc bệnh để làm mẫu bệnh phẩm, tiến hành chẩn đoán bệnh.

Mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu kèm theo giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và những thông tin về dịch tễ.

Quá trình nuôi cấy vi khuẩn để xác định vi khuẩn gây bệnh phù đầu gà được thực hiện ra sao?

Theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-18:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 18: Bệnh phù đầu gà (Coryza) quy định về việc nuôi cấy vi khuẩn như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2. Nuôi cấy, phản lập vi khuẩn
Bệnh phẩm được nuôi cấy trên môi trường thạch máu (xem 3.1) có cấy kèm vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc thạch sô-cô-la (xem 3.2). Nuôi vi khuẩn trong tủ ấm (xem 4.1) trong 24 h. Nếu trong mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn, các khuẩn lạc sẽ được hình thành với hình thái như sau:
a) Trên môi trường thạch máu (xem 3.1) có cấy kèm vi khuẩn Staphylococcus aureus có các khuẩn lạc tròn, trong suốt, kích thước nhỏ (khoảng 0,3 mm), không gây dung huyết, mọc xung quanh đường cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus.
b) Trên môi trường thạch sô-cô-la (xem 3.2) có các khuẩn lạc nhỏ (khoảng 0,3 mm), trong suốt.
Chọn khuẩn lạc có hình thái đặc trưng cấy vào môi trường thạch sô-cô-la (xem 3.2) nuôi trong tủ ấm (xem 4.1) trong thời gian 24 h để tiến hành quan sát hình thái và kiểm tra các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn hoặc xác định vi khuẩn bằng PCR.
...

Từ mẫu bệnh phẩm thu được của cá thể có triệu chứng mắc bệnh phù đầu gà ta tiến hành nuôi cấy trên môi trường thạch máu có cấy kèm vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc thạch sô-cô-la.

Nuôi vi khuẩn trong tủ ấm trong 24h, nếu trong mẫu bệnh phẩm có vi khuẩn, các khuẩn lạc sẽ được hình thành với hình thái như sau:

- Trên môi trường thạch máu có cấy kèm vi khuẩn Staphylococcus aureus có các khuẩn lạc tròn, trong suốt, kích thước nhỏ (khoảng 0,3 mm), không gây dung huyết, mọc xung quanh đường cấy vi khuẩn Staphylococcus aureus.

- Trên môi trường thạch sô-cô-la có các khuẩn lạc nhỏ (khoảng 0,3 mm), trong suốt.

Chọn khuẩn lạc có hình thái đặc trưng cấy vào môi trường thạch sô-cô-la nuôi trong tủ ấm trong thời gian 24 h để tiến hành quan sát hình thái và kiểm tra các đặc tính sinh hóa của vi khuẩn hoặc xác định vi khuẩn bằng PCR.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,597 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào