Bệnh nhân điều trị bệnh viêm gan B phải sử dụng đến thuốc kháng vi rút trong phương pháp điều trị bệnh khi nào?

Thông thường theo tôi biết thì việc điều trị bệnh viêm gan B không cần dùng đến thuốc kháng vi rút, nhưng tôi vẫn thấy có một số trường hợp có sử dụng đến thuốc. Vậy trường hợp nào thì bệnh nhân điều trị bệnh phải sử dụng đến thuốc? Có phải theo dõi bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B định kỳ hay không? Câu hỏi của anh Lâm từ Đồng Nai.

Bệnh viêm gan B ngoài tác nhân vi rút còn do tác nhân nào gây nên bệnh nữa?

Căn cứ khoản 2 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 quy định về chẩn đoán phân biệt như sau:

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B CẤP
...
2. Chẩn đoán phân biệt
- Viêm gan cấp do vi rút khác (HAV, HCV, HDV, HEV, CMV, EBV, Dengue,...)
- Viêm gan do các nguyên nhân khác: rượu, nhiễm độc (do thuốc, hóa chất...), tự miễn, bệnh Wilson...
- Đợt bùng phát của viêm gan vi rút B mạn.
- Một số bệnh có biểu hiện vàng da.
+ Các bệnh nhiễm khuẩn: Bệnh nhiễm Leptospira, sốt rét...
+ Tắc mật sau gan: u đầu tụy, u đường mật, sỏi đường mật...

Theo đó, bệnh viêm gan B ngoài tác nhân do vi rút HBV gây nên thì có có thể do mốt số loại vi rút khác (HAV, HCV, HDV, HEV, CMV, EBV, Dengue,...).

Bệnh cạnh đó, có các tác nhân bên ngoài như: rượu, nhiễm độc (do thuốc, hóa chất...), tự miễn, bệnh Wilson...

Bệnh nhân điều trị bệnh viêm gan B phải sử dụng đến thuốc kháng vi rút trong phương pháp điều trị bệnh khi nào?

Bệnh nhân điều trị bệnh viêm gan B phải sử dụng đến thuốc kháng vi rút trong phương pháp điều trị bệnh khi nào? (Hình từ Internet)

Bệnh nhân điều trị bệnh viêm gan B phải sử dụng đến thuốc kháng vi rút trong phương pháp điều trị bệnh khi nào?

Căn cứ khoản 3 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 quy định về điều trị bệnh viên gan B như sau:

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B CẤP
...
3. Điều trị
Hơn 95% người lớn bị VGVR B cấp sẽ hồi phục một cách tự nhiên mà không cần điều trị thuốc kháng vi rút. Điều trị VGVR B cấp chủ yếu là điều trị hỗ trợ.
3.1. Điều trị hỗ trợ
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng hoặc gắng sức trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.
- Chế độ ăn: giảm bớt chất béo, kiêng rượu bia. Chỉ nuôi dưỡng tạm thời bằng đường tĩnh mạch khi bị nôn nhiều hoặc không ăn uống được.
- Tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.
- Điều trị hồi sức nội khoa tích cực các trường hợp diễn tiến nặng.
+ Đảm bảo duy trì hô hấp, tuần hoàn ổn định.
+ Vitamin K1: 10 mg/ngày tiêm bắp hoặc pha loãng tiêm mạch chậm trong 3 ngày khi tỷ lệ prothrombin giảm < 60%.
+ Điều chỉnh các rối loạn đông máu, chống phù não, lọc huyết tương... dựa trên việc đánh giá các bất thường cụ thể trên lâm sàng.
3.2. Chỉ định dùng thuốc kháng vi rút
Entecavir hoặc tenofovir (TDF: tenofovir disoproxil fumarate, TAF: tenofovir alafenamide) cho đến khi mất HBsAg trong các trường hợp sau:
- VGVRB thể tối cấp.
- VGVR B cấp kèm theo ít nhất 2 tiêu chí sau:
+ Bệnh não gan.
+ Bilirubin toàn phần huyết thanh > 3 mg/dL hay > 51 µmol/L (hoặc bilirubin trực tiếp > 1,5 mg/dL hay > 25 µmol/L).
+ INR > 1,5
- Bệnh kéo dài > 4 tuần với bilirubin có xu hướng tăng.

Tư quy định trên thì thông thường hơn 95% người lớn bị VGVR B cấp sẽ hồi phục một cách tự nhiên mà không cần điều trị thuốc kháng vi rút. Việc điệu trị bệnh chỉ kết hợp một số phương pháp điều trị hỗ trợ kèm theo để tăng thời gian hồi phục.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân viêm gan B buộc phải sử dụng đến thuốc kháng vi rút trong trường hợp bị bệnh viên gan B thể tối cấp và bệnh viên ban B cấp hoặc bệnh kéo dài hơn 4 tuần với bilirubin có xu hướng tăng.

Bệnh viêm gan B cấp phải kèm theo ít nhất 2 tiêu chí sau:

- Bilirubin toàn phần huyết thanh > 3 mg/dL hay > 51 µmol/L (hoặc bilirubin trực tiếp > 1,5 mg/dL hay > 25 µmol/L).

- INR > 1,5

Bệnh nhận điều trị bệnh viêm gan B có cần được theo dõi triệu chứng bệnh định kỳ hay không?

Căn cứ khoản 4 Mục II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 quy định về việc theo dõi bệnh viên gan B như sau:

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B CẤP
...
4. Theo dõi
4.1. Lâm sàng
Theo dõi các triệu chứng: vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, phù, cổ trướng, rối loạn tri giác,...
4.2. Cận lâm sàng
- AST và ALT mỗi 1 - 2 tuần cho đến khi ALT < 2 lần ULN, sau đó định kỳ mỗi 4 - 12 tuần, ít nhất trong 24 tuần.
- INR (International normalized ratio), bilirubin toàn phần và trực tiếp mỗi 1 - 2 tuần cho đến khi về trị số bình thường.
- Xét nghiệm HBsAg, anti-HBs tại thời điểm tuần thứ 12 và tuần thứ 24.
- VGVR B cấp hồi phục nếu mất HBsAg sau 6 tháng, tư vấn người bệnh tiêm phòng nếu anti-HBs < 10 IU/L.
- Nếu HBsAg vẫn dương tính sau 6 tháng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn.

Như vậy, đối với những bệnh nhân đang điều trị bệnh viêm gan B sẽ cần được theo dõi các triệu chứng bệnh thường thấy như vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, phù, cổ trướng, rối loạn tri giác,...

Trường hợp bệnh nhân viên gan B cận lầm sàng thì thực hiện theo dõi như sau:

- AST và ALT mỗi 1 - 2 tuần cho đến khi ALT < 2 lần ULN, sau đó định kỳ mỗi 4 - 12 tuần, ít nhất trong 24 tuần.

- INR (International normalized ratio), bilirubin toàn phần và trực tiếp mỗi 1 - 2 tuần cho đến khi về trị số bình thường.

- Xét nghiệm HBsAg, anti-HBs tại thời điểm tuần thứ 12 và tuần thứ 24.

- VGVR B cấp hồi phục nếu mất HBsAg sau 6 tháng, tư vấn người bệnh tiêm phòng nếu anti-HBs < 10 IU/L.

- Nếu HBsAg vẫn dương tính sau 6 tháng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,492 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào