Bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer là như thế nào? Đây có phải là bệnh thuộc diện dài ngày được hưởng BHXH hay không? Được hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu?
- Bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer là như thế nào? Đây có phải là bệnh thuộc diện dài ngày được hưởng BHXH hay không?
- Người lao động bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer được hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu?
- Người lao động nghỉ ốm dài ngày do bị bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer có được tính phép năm hay không?
Bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer là như thế nào? Đây có phải là bệnh thuộc diện dài ngày được hưởng BHXH hay không?
Alzheimer là một căn bệnh gây ra tình trạng mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh.
Bệnh dài ngày là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm bệnh dài ngày là gì. Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 3 Điều 1 Thông tư 46/2016/TT-BYT 2016 có quy định danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là danh mục gồm những bệnh được gán mã bệnh ICD-10 do Bộ Y tế quy định.
Theo Danh mục ban hành kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT 2016 Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
Mất trí trong bệnh Alzheimer | F00 |
Mất trí tuệ trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác | F02 |
Mất trí tuệ không biệt định | F03 |
Hội chứng quên thực tổn không do rượu và chất tác động tâm thần khác | F04 |
Rối loạn tâm thần do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể | F06 |
Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh não, tổn thương và rối loạn chức năng não | F07 |
Các rối loạn tâm thần và hành vi do rượu | F10 |
Tâm thần phân liệt | F20 |
Rối loạn loại phân liệt | F21 |
Rối loạn hoang tưởng dai dẳng | F22 |
Rối loạn phân liệt cảm xúc | F25 |
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực | F31 |
Giai đoạn trầm cảm | F32 |
Rối loạn trầm cảm tái diễn | F33 |
Các trạng thái rối loạn khí sắc | F34 |
Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi | F40 |
Các rối loạn lo âu khác | F41 |
Rối loạn ám ảnh nghi thức | F42 |
Rối loạn stress sau sang chấn | F43.1 |
Các rối loạn sự thích ứng | F43.2 |
Các rối loạn dạng cơ thể | F45 |
Các rối loạn nhân cách đặc hiệu | F60 |
Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và các rối loạn nhân cách khác | F61 |
Các biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho một tổn thương não hoặc một bệnh não | F62 |
Các rối loạn khác về hành vi và nhân cách ở người thành niên | F68 |
Chậm phát triển tâm thần | F70 đến F79 |
Các rối loạn về phát triển tâm lý | F80 đến F89 |
Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên | F90 đến F98 |
Như vậy, bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được gán mã bệnh theo Phân loại quốc tế bệnh tật (ICD-10).
Bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer là như thế nào? Đây có phải là bệnh thuộc diện dài ngày được hưởng BHXH hay không? Được hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Người lao động bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer được hưởng chế độ ốm đau trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định thời gian nghỉ chế độ ốm đau như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
...
Theo quy định nêu trên, thời gian nghỉ ốm dài ngày (bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer) được nghỉ tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán đầy đủ tiền chế độ ốm đau theo tháng.
* Lưu ý: Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động nghỉ ốm dài ngày do bị bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer có được tính phép năm hay không?
Theo quy định tại Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, pháp luật quy định rằng thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm thì được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Vì vậy, chiếu theo quy định trên thì người lao động nghỉ ốm dài ngày do bị bệnh mất trí trong bệnh Alzheimer nhưng thời gian chưa vượt quá 02 tháng thì vẫn được tính hưởng phép năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.