Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau theo quy định của pháp luật người lao động mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì bệnh này có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không? Câu hỏi của anh G.P.Q đến từ Hải Phòng?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì? Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không?

Căn cứ tại Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì bệnh lupus ban đỏ hệ thống thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định.

TT

Danh mục bệnh theo các chuyên khoa

Mã bệnh theo ICD 10

XIII

Bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết


237

Lupus ban đỏ hệ thống

M32


Trong đó, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể được hiểu như sau:

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý tự miễn do cơ thể sản xuất ra các tự kháng thể và gây ra biểu hiện bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể.

Bệnh thường gặp ở độ tuổi 20-40, nữ nhiều hơn nam, có tính chất gia đình nhưng khả năng con cái mắc bệnh là rất thấp.

Ngoài ra, biểu hiện của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có thể kể đến như:

- Biểu hiện toàn thân: Mệt mỏi, sốt, sút cân.

- Biểu hiện khớp: Đau các khớp nhỡ và nhỏ ở tay, chân.

Có thể sưng khớp, cứng khớp buổi sáng.

- Biểu hiện ở da, niêm mạc, tóc:

+ Ban đỏ: thường gặp ở 2 má và mũi (ban cánh bướm). Vị trí tiếp xúc ánh sáng như cổ, ngực, tay,...Tổn thương nặng hơn khi ra nắng.

+ Tổn thương da khác: Viêm mạch ở tay, ban đỏ dạng bán cấp: dạng vòng, dạng vảy nến...

+ Loét miệng: thường gặp và không đau.

+ Rụng tóc: tóc mảnh và thưa, thường mọc trở lại sau khi bệnh đã ổn định.

- Biểu hiện ở các cơ quan nội tạng (thường được xác định qua các xét nghiệm):

+ Thận: viêm thận, hội chứng thận hư, suy thận.

+ Máu: Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

+ Tim, phổi: khó thở, đau ngực do viêm màng tim, màng phổi.

+ Thần kinh – tâm thần: trầm cảm, rối loạn tâm thần, đau đầu, động kinh.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định hay không?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là gì? (Hình từ Internet)

Thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày do mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày cụ thể như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Đồng thời như đã phân tích ở trên thì Bệnh lupus ban đỏ hệ thống thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định.

Như vậy, thời gian hưởng chế độ ốm đau dài ngày đối với người lao động mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là:

- Tối đa 180 ngày/năm (bao gồm cả nghỉ lễ, nghỉ Tết và nghỉ hằng tuần).

- Hết 180 ngày mà vẫn phải tiếp tục điều trị thì được tiếp tục nghỉ hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động đang hưởng trợ cấp ốm đau khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống có được hưởng bảo hiểm y tế hay không?

Căn cứ điểm d khoản 4 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về Quyền của người lao động cụ thể như sau:

Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

Như vậy, người lao động đang hưởng trợ cấp ốm đau khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống thì có quyền được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,533 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào