Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Cách xử trí khi khó thở là gì?

Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở là gì? Cách xử trí khi khó thở như thế nào? Mức độ khó thở cao nhất là cấp độ mấy theo quy định pháp luật hiện nay?

Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay?

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Châu Phi, một dịch bệnh đang bùng phát tại khu vực Panzi, tỉnh Kwango, Cộng hòa Dân chủ Congo.

Theo đó, Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo khẳng định căn bệnh lạ này là trường hợp sốt rét nặng dưới dạng bệnh đường hô hấp... và nghiêm trọng hơn do suy dinh dưỡng.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp. Đối với các trường hợp nặng có biểu hiện khó thở, thiếu máu và suy dinh dưỡng cấp tính. Các trường hợp mắc chủ yếu là trẻ em.

>>> Xem thêm: Bệnh sốt rét là gì? Triệu chứng sốt rét là gì? Nguyên nhân bệnh sốt rét? Bệnh sốt rét có thuốc điều trị chưa?

Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 89/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới có quy định về việc người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam phải khai báo y tế theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4, cụ thể:

Khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế như sau:

- Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.

- Khai báo y tế được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:

+ Có quyết định công bố hoặc thông báo dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát hoặc cảnh báo nguy cơ xâm nhập dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, quốc tế.

Như vậy, đối với bệnh lạ ở Congo có thể căn cứ theo tình hình dịch bệnh diễn ra mà Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có quyết định áp dụng việc khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.

*Thông tin về bệnh lạ ở Congo trên đây chỉ mang tính chất tham khảo

Bệnh lạ ở Congo là gì? Chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở là gì? Cách xử trí khi khó thở như thế nào?

Bệnh lạ ở Congo là gì? Chẩn đoán nguyên nhân gây khó thở là gì? Cách xử trí khi khó thở như thế nào? (hình từ Internet)

Bệnh lạ ở Congo có thể gây khó thở khi trường hợp nặng? Chẩn đoán nguyên nhân và cách xử trí khó thở?

Như đã đề cập trên, đối với các trường hợp nặng của bệnh lạ ở Congo có biểu hiện khó thở, thiếu máu và suy dinh dưỡng cấp tính.

Căn cứ tại mục 1, 4, 5 Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí khó thở theo Quyết định 4235/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn chẩn đoán nguyên nhân khó thở như sau:

Khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh. Bệnh nhân cảm thấy thở không bình thường, không thoải mái khi hít thở. Đối với các thầy thuốc lâm sàng, triệu chứng khó thở khá thường gặp, đôi khi rất khó khăn trong chẩn đoán và điều trị, đặc biệt đối với những bệnh nhân có cơn khó thở cấp tính, nặng.

Trong khi xử trí cấp cứu khó thở các thầy thuốc lâm sàng cần hết sức lưu ý các nguyên nhân có thể đe doạ tính mạng của bệnh nhân, bao gồm: tắc nghẽn đường dẫn khí, bệnh lý hô hấp, bệnh lý tim mạch, thần kinh - tâm thần...

(1) Chẩn đoán nguyên nhân khó thở

*Bệnh lý hô hấp

- Dị vật đường hô hấp

- Viêm họng, thanh quản do bạch hầu, u hạ họng - thanh quản.

- Khí quản: U khí quản, hẹp khí phế quản, nhuyễn sụn khí phế quản.

- BPTNMT, hen phế quản, giãn phế nang.

- Viêm tiểu phế quản lan tỏa, giãn phế quản.

- Bệnh lý nhu mô phổi:

+ Tổn thương phế nang: phù phổi cấp tổn thương, phù phổi cấp huyết động.

+ Viêm phổi, lao phổi.

+ Bệnh phổi kẽ, xơ phổi lan tỏa.

+ Bệnh phổi nghề nghiệp.

- Bệnh lý mạch máu phổi:

+ Tăng áp động mạch phổi nguyên phát.

+ Nhồi máu phổi.

- Bệnh lý màng phổi:

+ Tràn khí màng phổi.

+ Tràn dịch màng phổi.

+ Dày dính màng phổi.

- Bệnh lý lồng ngực.

+ Chấn thương, di chứng phẫu thuật, dị dạng cột sống bẩm sinh hoặc mắc phải.

*Bệnh lý tim mạch

- Suy tim.

- Bệnh lý van tim.

- Viêm, tràn dịch màng ngoài tim.

- Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

*Bệnh lý thần kinh, tâm thần

- Liệt cấp tính các cơ hô hấp: bại liệt, ngộ độc.

- Các bệnh thoái hoá thần kinh cơ.

- Tổn thương các trung tâm hô hấp.

- Khó thở do nguyên nhân tâm thần: Đây là chẩn đoán được đặt ra cuối cùng, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây khó thở.

*Nguyên nhân khác

- Suy thận urê máu cao.

- Toan chuyển hóa ở bệnh nhân đái tháo đường.

(2) Cách xử trí khó thở

Cần tiến hành các biện pháp cấp cứu ban đầu ngay khi bệnh nhân mới đến bệnh viện. Trong khi hồi sức hô hấp, cần đánh giá lâm sàng, xét nghiệm, để chẩn đoán nguyên nhân, đánh giá mức độ nặng và có biện pháp xử trí kịp thời.

*Khai thông đường thở

Đánh giá và kiểm soát đường thở của bệnh nhân. Lựa chọn các kỹ thuật tuỳ theo nguyên nhân và mức độ nặng:

- Tư thế nằm đầu cao, tư thế ngồi cổ ưỡn.

- Đặt canuyn Mayo chống tụt lưỡi.

- Hút đờm dãi, hút rửa phế quản nếu có ứ đọng.

- Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có nguy cơ sặc.

- Nghiệm pháp Heimlich nếu nghi ngờ có dị vật đường thở.

- Đặt nội khí quản (hoặc mở khí quản) trong trường hợp nặng: đây là biện pháp hữu hiệu khai thông đường thở cấp cứu.

*Thở O2

Phần lớn các trường hợp bệnh nhân cần bổ sung oxy. Mục tiêu là duy trì SpO2 (SpO2) ≥ 92%. Có nhiều lựa chọn:

- Xông mũi: FiO2 tối đa đạt được xấp xỉ 40% (6 lít/phút).

- Mặt nạ: FiO2 tối đa đạt được xấp xỉ 60% (8 lít/phút).

- Mặt nạ có túi dự trữ: FiO2 tối đa đạt được xấp xỉ 80% (9 lít/phút).

* Chú ý: Với những trường hợp suy hô hấp mạn tính, có tăng CO2 ở bệnh nhân BPTNMT chưa được thông khí nhân tạo cho thở oxy liều thấp (1-2lít/phút). Cần theo dõi: SpO2, khí máu, lâm sàng.

*Thông khí nhân tạo

- Bóp bóng, thổi ngạt: chú ý ưỡn cổ bệnh nhân nếu chưa đặt NKQ.

- Thông khí nhân tạo bằng máy:

- TKNT không xâm nhập qua mặt nạ: CPAP, BiPAP nếu có chỉ định.

- TKNT qua ống nội khí quản/mở khí quản: áp dụng cho các trường hợp suy hô hấp nặng, không đáp ứng với thở oxy và TKNT không xâm nhập.

- Chú ý kiểm soát cho bệnh nhân thở theo máy, theo dõi SpO2 - khí máu động mạch và tình trạng lâm sàng.

*Phát hiện và xử trí nguyên nhân hoặc yếu tố gây khó thở

- Tràn khí màng phổi: mở dẫn lưu hút khí màng phổi.

- Tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim: chọc tháo dịch màng phổi, màng tim.

- Gãy xương sườn, mảng sườn di động: cố định lại xương sườn.

- Dị vật đường thở, co thắt phế quản, phù nề thanh quản: soi phế quản gắp dị vật, dùng các thuốc giãn phế quản.

- Phù phổi cấp, tăng gánh thể tích: dùng lợi tiểu, thuốc trợ tim...

Mức độ khó thở cao nhất là cấp độ mấy?

Căn cứ tại mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí khó thở theo Quyết định 4235/QĐ-BYT năm 2012 phân loại mức độ khó thở theo NYHA (1997)

- Độ 1: Không hạn chế hoạt động thể lực.

- Độ 2: Khó thở khi làm việc gắng sức nặng trong cuộc sống hàng ngày.

- Độ 3: Khó thở khi gắng sức nhẹ, hạn chế nhiều hoạt động thể lực.

- Độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ và /hoặc khó thở khi nghỉ.

Như vậy, mức độ khó thở cao nhất là cấp độ 4: Khó thở khi gắng sức nhẹ và /hoặc khó thở khi nghỉ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

151 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào