Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Tác nhân của bệnh ghẻ là gì? Bệnh ghẻ lây truyền qua những con đường nào ? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì Quyết định 4568/QĐ-BYT 2013 ?

Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì?

Căn cứ tại Mục 1 Bệnh ghẻ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định:

Bệnh ghẻ (Scabies) là bệnh nhiễm trùng trên da do ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis gây nên. Bệnh có ở khắp mọi trên thế giới, nhất là ở những nơi vệ sinh, môi trường sống thấp kém.

Bệnh ghẻ được tìm thấy từ thế kỷ thứ 16 nhưng mãi đến năm 1934 mới tìm được ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở người.

Kí sinh trùng ghẻ lây lan từ người này qua người khác do dùng chung quần áo, chăn chiếu hoặc do tiếp xúc khi quan hệ tình dục.

Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, ở các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, ở trại giam....

Bệnh ghẻ tuy không gây hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, nhưng nếu không được điều trị chu đáo bệnh sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa, viêm cầu thận cấp...

Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì? (hình từ Internet)

Tác nhân của bệnh ghẻ là gì? Bệnh ghẻ lây truyền qua những con đường nào?

Căn cứ tại Mục 2 Bệnh ghẻ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định:

Tác nhân gây bệnh ghẻ là do ký sinh trùng ghẻ có tên là Sarcoptes scabiei hominis.

Cái ghẻ hình bầu dục, kích thước khoảng 1/4mm đường kính, 300 - 400µm (mắt thường có thể thấy như một điểm trắng di động), có 8 chân, 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi chân sau có lông tơ, đầu có vòi để hút thức ăn. Ghẻ cái ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về ban đêm, đẻ trứng về ban ngày, mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1-5 trứng, trứng sau 72-96 giờ nở thành ấu trùng, sau 5-6 lần lột xác (trong vòng 20-25 ngày) trở thành cái ghẻ trưởng thành, sau đó bò ra khỏi hang, giao hợp và tiếp tục đào hầm, đẻ trứng mới.

Ghẻ sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi 1 cái ghẻ sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con.

Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ lây truyền nhất, vì ngứa gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu...

Bên cạnh đó, cách lây truyền bệnh ghẻ như sau:

Bệnh lây chủ yếu do nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, chăn màn....

Bệnh còn lây qua tiếp xúc da-da khi quan hệ tình dục nên nay xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).

Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì?

Căn cứ tại Mục 3 Bệnh ghẻ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục ban hành kèm theo Quyết định 4568/QĐ-BYT năm 2013 quy định thời gian ủ bệnh 10-15 ngày, bệnh toàn phát với các triệu chứng sau:

*Tổn thương cơ bản

- Tổn thương đặc hiệu của ghẻ là các “đường hầm ghẻ” còn gọi là “luống ghẻ” và mụn nước (hay gọi là mụn trai và đường hang). Đường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn ngoèo hình chữ chi, dài 2-3 cm, gờ cao hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da. Ở đầu đường hang có mụn nước 1-2 mm đường kính, chính là nơi cư trú của cái ghẻ.

- Vị trí đặc biệt: tổn thương thường gặp ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ tay, cùi tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, hố nách, mặt sau khuỷu tay, mặt trong đùi.

- Ngoài các vị trí trên, ở từng đối tượng, có thể gặp các tổn thương ở những vị trí như:

+ Ở nam giới: hầu hết các trường hợp có tổn thương ở qui đầu, bao qui đầu, thân dương vật.

+ Ở nữ giới: núm vú, nếp lằn vú.

+ Ở trẻ nhỏ: gót chân, lòng bàn chân

Tuy nhiên, ghẻ ít khi có tổn thương ở vùng đầu mặt.

*Tổn thương thứ phát

Do bệnh gây ngứa nhiều nên có thể đưa đến các tổn thương thứ phát như các vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc nhọt.., sẹo thâm màu, bạc màu.

*Ngứa

Ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.

*Các thể lâm sàng

- Ghẻ đơn thuần. Chỉ có đường hang và mụn nước, ít có tổn thương thứ phát.

- Ghẻ nhiễm khuẩn ngoài tổn thương của ghẻ còn có mụn mủ, do bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận cấp.

- Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hóa: do chà xát cào gãi lâu ngày.

- Ghẻ nhiễm khuẩn có biến chứng viêm cầu thận cấp.

- Thể đặc biệt

+ Ghẻ Na uy (Norwergian Scabies) hay còn gọi là ghẻ vảy, ghẻ tăng sừng: là một thể ghẻ đặc biệt và rất hay gặp ở những người bị suy giảm miễn dịch như điều trị corticoid kéo dài, suy dinh dưỡng, HIV/AIDS...

Tổn thương cơ bản là các lớp vảy da, vảy tiết chồng lên nhau khu trú ở rìa ngón tay, ngón chân, cổ tay, xương cùng, da đầu, có khi lan toàn thân vì vậy còn gọi là ghẻ vảy (Crusted scabies). Có thể tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các vảy nhỏ này và khả năng lây nhiễm cao.

+ Ghẻ sinh dục: tại bộ phân sinh dục (quy đầu, thân dương vật hay âm hộ) xuất hiện những nốt mụn nước nhỏ rất ngứa. Do gãi, chà xát nên các mụn nước, luống ghẻ dễ bị hóa mủ và hình thành vết loét dạng săng (ulcere chancriforme), còn gọi là “săng ghẻ”.

Săng ghẻ thường xuất hiện với số lượng nhiều, mật độ mềm, rất ngứa, cần chẩn đoán phân biệt với săng giang mai và săng hạ cam hay herpes sinh dục.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

148 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào