Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao? Vi rút ĐMK tồn tại ngoài môi trường bao lâu?

Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ? Vi rút đậu mùa khỉ tồn tại ngoài môi trường bao lâu theo quy định hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế?

Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao?

Căn cứ tiểu mục 4 Mục I Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 thì:

I. ĐẠI CƯƠNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
...
4. Biến chứng
Các biến chứng thường gặp của bệnh ĐMK như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.
Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh ĐMK có tỷ lệ tử vong cao hơn.
...

Như vậy, bệnh đầu mùa khỉ có thể có những biến chứng sau:

- Nhiễm trùng máu có nguy cơ gây tử vong;

- Viêm não;

- Viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc;

- Mất thị lực;

- Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

Theo đó, tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3% - 6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao? Vi rút ĐMK tồn tạị ngoài môi trường bao lâu?

Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao? Vi rút ĐMK tồn tạị ngoài môi trường bao lâu? (Hình từ Internet)

Cách nhận biết bệnh đậu mùa khỉ?

Căn cứ Mục III Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 thì có thể nhận biết bệnh đậu mùa khỉ thông qua những dấu hiệu sau:

- Có phát ban cấp tính dạng mụn nước hoặc mụn mủ và không giải thích được bằng các bệnh phát ban phổ biến khác (thủy đậu, herpes, sởi, nhiễm trùng da do vi khuẩn, lậu, giang mai...),

VÀ:

- Có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

+ Đau đầu,

+ Sốt (>38,5°C),

+ Nổi hạch (sưng hạch bạch huyết),

+ Đau cơ, đau lưng, đau nhức cơ thể,

+ Đau lưng,

+ Mệt mỏi.

- Có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:

+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục), hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng cá nhân của người bệnh.

+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có quan hệ với nhiều bạn tình.

Vi rút đậu mùa khỉ tồn tạị ngoài môi trường bao lâu?

Theo quy định Mục II Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 như sau:

II. NGUỒN LÂY VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
- Bệnh ĐMK là một bệnh đậu mùa do vi rút (một loại vi rút truyền từ động vật sang người) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa trước đây. Vật chủ động vật bao gồm các loài gặm nhấm và động vật linh trưởng không phải con người.
- Vi rút ĐMK lây truyền từ động vật sang người, qua dịch tiết của động vật nhiễm bệnh, bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của vết thương. Ở châu Phi, bằng chứng về sự lây nhiễm vi rút ĐMK đã được tìm thấy ở nhiều loài động vật ăn thịt không được nấu chín kỹ và sử dụng các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh là một yếu tố nguy cơ có thể xảy ra.
- Vi rút ĐMK lây truyền từ người sang người xảy ra khi tiếp xúc gần và lâu với người nhiễm bệnh. Các con đường lây truyền bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bị bệnh và đồ vật ô nhiễm. Với các dịch tiết trên da tồn tại trong thời gian cách ly kéo dài cho đến khi các tổn thương đóng vảy, bong vảy và hình thành một lớp da non bên dưới. Điều này khiến các nhân viên y tế (NVYT), thành viên trong gia đình và những người tiếp xúc gần khác của các ca bệnh đang hoạt động có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Chuỗi lây truyền dài nhất được ghi nhận trong một cộng đồng đã tăng trong những năm gần đây từ 6 lên 9 trường hợp lây nhiễm từ người sang người liên tiếp.
- Sự lây truyền cũng có thể xảy ra từ môi trường ô nhiễm sang người như lây nhiễm từ quần áo, ga trải giường có các hạt tiểu phần da ô nhiễm. Khi giặt, giũ đồ vải, trải ga giường hoặc các hoạt động gây xáo trộn đồ vải khác có thể làm phát những hạt tiểu phần da này vào không khí. Ngoài dữ liệu lây truyền ĐMK qua đồ vải ô nhiễm, hiện có rất ít dữ liệu về lây truyền ĐMK qua các loại môi trường bề mặt ô nhiễm khác.
- Lây truyền có thể xảy ra khi hít phải các hạt tiểu phần da ô nhiễm trong không khí hoặc các hạt phát tán ra tiếp xúc với các vị trí nhạy cảm như vùng da không nguyên vẹn, màng niêm mạc trên cơ thể. Vi rút ĐMK có thể tồn tại trên nhiều loại bề mặt môi trường khác nhau trong khoảng 1 ngày - 56 ngày tùy thuộc nhiệt độ, độ ẩm phòng. Các quy trình khử khuẩn thông thường: nhiệt độ, hóa chất, chiếu đèn cực tím... có hiệu quả diệt vi rút. Do đó, việc tăng cường khử khuẩn môi trường, vật dụng xung quanh người bệnh thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa tác nhân gây bệnh.
- Quá trình lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể xảy ra qua nhau thai.
- Trong đợt bùng phát năm 2022, nhiều ca bệnh xảy ra do lây truyền khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ thân mật, có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ĐMK hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở đường hô hấp của người nhiễm bệnh ĐMK. Nhiều ca mắc bệnh ĐMK hiện nay là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và người song tính.
- Lây nhiễm bệnh ĐMK tại cơ sở y tế đã được ghi nhận trên thế giới5.

Theo đó, Vi rút đậu mùa khỉ có thể tồn tại trên nhiều loại bề mặt môi trường khác nhau trong khoảng 1 ngày - 56 ngày tùy thuộc nhiệt độ, độ ẩm phòng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
285 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào