Bệnh Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch tại Việt Nam hay không?

Tôi thắc mắc Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch tại nước ta không và thương nhân có được quyền nhập khẩu gà từ quốc gia đang có dịch Cúm gà H5N1 vào Việt Nam không? Câu hỏi của chị Hoài (Vĩnh Phúc).

Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch tại Việt Nam không?

Căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định như sau:

Chiếu theo quy định này, bệnh cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi sút có khả năng lây bệnh cho người) bao gồm cả Cúm gà H5N1 là một trong những nhóm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch.

Bệnh Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch tại Việt Nam không?

Bệnh Cúm gà H5N1 có thuộc Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch tại Việt Nam không? (hình từ Internet)

Thương nhân có được quyền nhập khẩu gà từ quốc gia đang có dịch Cúm gà H5N1 vào Việt Nam không?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 35/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
1. Tạm ngừng xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật có nguy cơ mang đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của nước nhập khẩu và chưa có biện pháp xử lý vệ sinh thú y triệt để;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu vi phạm quy định của nước nhập khẩu, bị nước nhập khẩu cảnh báo mà chưa có biện pháp khắc phục triệt để nguyên nhân vi phạm và có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
2. Tạm ngừng nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật thuộc Danh Mục bệnh động vật phải công bố dịch của Việt Nam hoặc Danh Mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ bị phát hiện nhiễm đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y của Việt Nam bị Cục Thú y đã có cảnh báo mà không tuân thủ quy định của Việt Nam;
c) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y của Việt Nam mà chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Đối chiếu với quy định này, khi có thông tin về dịch Cúm gà H5N1 từ nước nhập khẩu, thương nhân phải tạm dừng việc nhập khẩu cho đến khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định 35/2016/NĐ-CP.

Khi nào thương nhân được quyền tiếp tục nhập khẩu gà từ quốc gia đang có dịch Cúm gà H5N1 vào Việt Nam?

Tại Điều 8 Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật như sau:

Điều kiện tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
1. Điều kiện tiếp tục xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật:
a) Động vật, sản phẩm động vật không có nguy cơ mang đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y và đã áp dụng các biện pháp bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
b) Động vật, sản phẩm động vật đã được kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực hiện hiệu quả các biện pháp khắc phục được các nguyên nhân vi phạm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Điều kiện để tiếp tục nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật:
a) Động vật, sản phẩm động vật tạm ngừng nhập khẩu được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận đã kiểm soát được dịch bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới và đã áp dụng các biện pháp bảo đảm không còn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh theo yêu cầu của Việt Nam;
b) Động vật, sản phẩm động vật được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có báo cáo xác định nguyên nhân bị nhiễm đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật hoặc đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y và đã áp dụng các biện pháp khắc phục triệt để;
c) Động vật, sản phẩm động vật được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này được phép nhập khẩu vào Việt Nam khi được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra, giám sát, xác nhận khắc phục và bảo đảm không còn nguy cơ cao.

Đối chiếu với quy định này, thương nhân được quyền tiếp tục nhập khẩu gà từ quốc gia đang có dịch Cúm gà H5N1 vào Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 35/2016/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,445 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào