Bến thủy nội địa được quy định như thế nào? Mức phạt về vi phạm quy định về quản lý khai thác bến thủy nội địa và chủ bến thủy nội địa được quy định ra sao?

Tôi muốn tìm hiểu về mức phạt vi phạm quy định về quản lý khai thác bến thủy nội địa theo quy định pháp luật và bến thủy nội địa được quy định như thế nào? Chủ bến thủy nội địa được quy định ra sao? Mong được giải đáp thắc mắc sớm, xin chân thành cảm ơn!

Chủ bến thủy nội địa được quy định ra sao?

Theo khoản 7 và khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về chủ bến thủy nội địa như sau:

- Chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình cảng, bến thủy nội địa, phao neo, trụ neo và được giao sử dụng vùng đất, vùng nước của cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

- Người quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu là chủ cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu trực tiếp khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu hoặc tổ chức, cá nhân thuê cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu để khai thác hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền quản lý khai thác cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Mức phạt về vi phạm quy định về quản lý khai thác bến thủy nội địa theo quy định pháp luật

Tại Điều 28 Nghị định 139/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý khai thác bến thủy nội địa

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hoặc có nhưng không niêm yết bảng nội quy hoạt động theo quy định;

b) Không có bảng niêm yết giá vé hoặc niêm yết giá vé đối với bến hành khách không đúng quy định;

c) Không đảm bảo điều kiện an toàn của một trong các thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm theo quy định;

d) Bố trí thiếu mỗi thiết bị đệm chống va, cầu cho người lên xuống, cột bích hoặc phao cho phương tiện buộc dây, đèn chiếu sáng ban đêm; không có nơi chờ cho hành khách theo quy định;

đ) Không ban hành hoặc không niêm yết công khai hoặc không thực hiện đúng quy trình xếp dỡ hàng hóa theo quy định;

e) Bố trí không đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không bố trí giao thông kết nối hỗ trợ người khuyết tật, người cao tuổi tại bến hành khách theo quy định;

b) Khai thác quá phạm vi vùng nước theo quy định;

c) Khai thác không đúng mục đích so với quy định tại quyết định công bố, giấy phép hoạt động;

d) Tự ý cho phương tiện vào xếp dỡ hàng hóa hoặc đón trả hành khách khi phương tiện chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phương tiện vào theo quy định;

đ) Cung cấp dịch vụ không đúng với mức giá niêm yết hoặc không nằm trong khung giá theo quy định;

e) Bố trí người điều khiển thiết bị xếp, dỡ không có chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận điều khiển phương tiện, thiết bị theo quy định.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện công bố lại hoạt động trong các trường hợp pháp luật quy định phải thực hiện công bố lại;

b) Không phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại khi đã có quyết định công bố đóng bến thủy nội địa;

c) Sử dụng mỗi thiết bị xếp, dỡ hàng hóa không có đăng ký, đăng kiểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ bến thủy nội địa, người quản lý khai thác bến thủy nội địa có hành vi tự ý thay đổi kết cấu, kích thước, công dụng công trình so với quy định tại quyết định công bố, giấy phép hoạt động;

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền trước khi xây dựng hoặc cải tạo nâng cấp bến thủy nội địa.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai thác bến thủy nội địa đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc hết thời hạn hoạt động.

Bến thủy nội địa

Bến thủy nội địa 

Biện pháp khắc phục hậu quả về quản lý khai thác bến thủy nội địa theo quy định pháp luật

Căn cứ khoản 8 Điều 28 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Buộc phá dỡ công trình, thiết bị, báo hiệu, thanh thải vật chướng ngại đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
10,754 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào