Bên phân phối điện phải cung cấp điện cho người mua điện sau khi xảy ra sự cố trong vòng bao lâu?

Cho tôi hỏi: Khi chưa có sự cố về điện thì có được ngừng cung cấp điện khẩn cấp hay không? Bên phân phối điện phải cung cấp điện cho người mua điện sau khi xảy ra sự cố trong vòng bao lâu? Câu hỏi của chị T (TP.HCM).

Khi chưa có sự cố về điện thì có được ngừng cung cấp điện khẩn cấp hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định như sau:

Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp
Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp trong các trường hợp sau:
1. Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.
2. Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.
3. Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.
4. Có sự kiện bất khả kháng.

Đồng thời, căn cứ Điều 9 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định:

Trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp
Khi xảy ra một trong các trường hợp quy định tại Điêu 6 Thông tư này, bên bán điện có quyền ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp, sau đó thực hiện các công việc sau:
1. Xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, thời gian dự kiến cấp điện trở lại.
2. Thông báo cho bên mua điện biết theo hình thức thông báo đã được hai bên thoả thuận trong hợp đồng mua bán điện, bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp.
3. Bên bán điện phải ghi đầy đủ thời gian, nguyên nhân, trình tự thao tác ngừng, giảm mức cung cấp điện vào sổ nhật ký công tác hoặc nhật ký vận hành.
4. Trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện do hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện, bên bán điện phải đảm bảo thực hiện cắt, giảm đúng lượng công suất phụ tải được tính toán và phân bổ theo quy định về việc lập và thực hiện kế hoạch cung ứng điện khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn điện.
5. Phối hợp với các bên có liên quan khẩn trương khắc phục các nguyên nhân dẫn đến ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp để cấp điện trở lại trong thời gian nhanh nhất.

Như vậy, theo quy định, khi chưa xảy ra sự cố về điện nhưng có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện thì bên bán điện vẫn có thể ngừng cung cấp điện khẩn cấp.

Ngoài ra, bên bán điện còn được ngừng cung cấp điện khẩn cấp trong các trường hợp sau:

- Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.

- Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.

- Có sự kiện bất khả kháng.

Bên phân phối điện phải cung cấp điện cho người mua điện sau khi xảy ra sự cố trong vòng bao lâu?

Bên phân phối điện phải cung cấp điện cho người mua điện sau khi xảy ra sự cố trong vòng bao lâu? (Hình từ Internet)

Bên phân phối điện phải cung cấp điện cho người mua điện sau khi xảy ra sự cố trong vòng bao lâu?

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Điện Lực 2004 được bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 quy định nghĩa vụ của đơn vị phân phối cung cấp điện như sau:

- Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy;

- Bảo đảm cung cấp dịch vụ phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện, đơn vị bán lẻ điện, đơn vị bán buôn điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn theo hợp đồng, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên mua điện bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật;

- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý nhu cầu sử dụng điện;

- Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia;

- Báo cáo về khả năng sẵn sàng vận hành, mức dự phòng của lưới điện và trang thiết bị phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn hoạt động của mình theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Xử lý sự cố;

- Trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phân phối điện nếu không có giải pháp khác;

- Khôi phục việc cấp điện chậm nhất là 2 giờ kể từ khi phát hiện sự cố hoặc nhận được thông báo của bên mua điện; trường hợp không thực hiện được trong thời hạn trên thì phải thông báo ngay cho bên mua điện về nguyên nhân và dự kiến thời gian cấp điện trở lại;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bên phân phối điện phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cung cấp điện cho người mua điện, trường hợp xảy ra sự cố thì phải khôi phục việc cấp điện chậm nhất là 2 giờ kể từ khi phát hiện sự cố hoặc nhận được thông báo của bên mua điện

Hóa đơn thanh toán tiền điện mỗi tháng phải được thông báo bằng tin nhắn hay gửi hóa đơn giấy?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định về việc thanh toán tiền điện như sau:

Thanh toán tiền điện
1. Hóa đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện. Hình thức thông báo thanh toán tiền điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
2. Trường hợp thiết bị đo đếm điện không chính xác so với tiêu chuẩn quy định, tiền điện phải thanh toán theo quy định tại Điều 23 Luật điện lực, Khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực và được xác định như sau:
a) Nếu xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện năng thực tế đã thu vượt hoặc được truy thu tiền điện năng còn thiếu của bên mua điện;
b) Nếu không xác định được thời gian thiết bị đo đếm điện chạy nhanh, bên bán điện phải hoàn trả lại tiền điện đã thu vượt trội theo thời hạn tính toán là 01 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện không bao gồm kỳ đang sử dụng điện nhưng chưa đến ngày ghi chỉ số.

Theo đó, hóa đơn thanh toán tiền điện được lập theo chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện. Hình thức thông báo thanh toán tiền điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

Như vậy, theo quy định, hóa đơn thanh toán tiền điện mỗi tháng được thông báo theo hình thức do hai bên thỏa thuận, có thể bằng tin nhắn hoặc bằng hóa đơn giấy.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

885 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào