Bên nhận xăng dầu bao gồm những ai? Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu như thế nào theo quy định?

Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu như thế nào? Việc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng dựa trên nguyên tắc nào? Thắc mắc đến từ bạn L.K ở Bình Dương. Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

Bên nhận xăng dầu bao gồm những ai?

Bên nhận xăng dầu quy định ở khoản 4 Điều 3 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN cụ thể:

Bên nhận xăng dầu là thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, thương nhân làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, thương nhân làm đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thực hiện việc nhận xăng dầu từ Bên giao xăng dầu theo hợp đồng mua bán xăng dầu đã ký.

Bên nhận xăng dầu

Bên nhận xăng dầu (Hình từ Internet)

Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu như thế nào?

Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu theo khoản 4 Điều 7 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN cụ thể:

Lấy mẫu, niêm phong mẫu, bàn giao mẫu và lưu mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng
...
3. Bình chứa mẫu
Bình chứa mẫu phải được làm bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu, không rò rỉ và có nắp kín. Bình chứa mẫu phải được làm sạch, khô và cần được tráng kỹ bằng xăng dầu sẽ chứa trước khi lấy mẫu. Bình chứa mẫu phải có dung tích đủ lớn và bảo đảm an toàn khi chứa xăng dầu.
4. Số mẫu, lượng mẫu, biên bản lấy mẫu và niêm phong mẫu
a) Bên giao xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu trong từng lần giao xăng dầu cho Bên nhận xăng dầu. Mẫu xăng dầu đã lấy phải được niêm phong và được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của Bên giao xăng dầu và Bên vận chuyển; phải được gửi theo phương tiện vận chuyển đến Bên nhận xăng dầu;
b) Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu trong từng lần tiếp nhận xăng dầu từ Bên giao xăng dầu (lấy tại xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển trước khi nhập hàng). Mẫu xăng dầu đã lấy phải được niêm phong và được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của Bên vận chuyển và Bên nhận xăng dầu;
c) Lượng thể tích mẫu xăng dầu lấy phải bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng;
d) Khi lấy mẫu, Bên giao xăng dầu phải lập biên bản (theo Mẫu 1. BBLM-NP-CKCL quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này); Bên nhận xăng dầu phải lập biên bản (theo Mẫu 2. BBLM-BGM-KTNP quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).

Theo đó, bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu như sau:

- Bên nhận xăng dầu phải lấy mẫu xăng dầu đối với mỗi loại xăng dầu trong từng lần tiếp nhận xăng dầu từ Bên giao xăng dầu (lấy tại xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển trước khi nhập hàng). Mẫu xăng dầu đã lấy phải được niêm phong và được xác nhận bởi đại diện có thẩm quyền của Bên vận chuyển và Bên nhận xăng dầu;

- Lượng thể tích mẫu xăng dầu lấy phải bảo đảm đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng;

- Khi lấy mẫu, bên nhận xăng dầu phải lập biên bản (theo Mẫu 2. BBLM-BGM-KTNP quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BKHCN).

Việc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng dựa trên nguyên tắc nào?

Nguyên tắc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 15/2015/TT-BKHCN cụ thể:

Lấy mẫu, niêm phong mẫu, bàn giao mẫu và lưu mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng
1. Nguyên tắc
a) Việc lấy mẫu, niêm phong mẫu, lưu mẫu và bàn giao mẫu xăng dầu quy định tại Điều này được áp dụng cho thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, thương nhân làm tổng đại lý, thương nhân làm đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;
b) Mẫu lưu còn niêm phong sẽ là mẫu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;
c) Việc lấy mẫu, niêm phong mẫu, lưu mẫu và bàn giao mẫu xăng dầu được thực hiện đối với từng lô hàng khi tiến hành vận chuyển hoặc giao nhận.
Trường hợp cần thiết hoặc khi có yêu cầu, phải lấy mẫu riêng cho từng xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển lô hàng.
...

Theo đó, việc lấy mẫu xăng dầu phục vụ việc đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng dựa trên nguyên tắc sau:

- Việc lấy mẫu xăng dầu quy định tại Điều này được áp dụng cho thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, thương nhân làm tổng đại lý, thương nhân làm đại lý bán lẻ, thương nhân nhận quyền bán lẻ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;

- Mẫu lưu còn niêm phong sẽ là mẫu để đối chứng khi có tranh chấp về chất lượng;

- Việc lấy mẫu xăng dầu được thực hiện đối với từng lô hàng khi tiến hành vận chuyển hoặc giao nhận.

Trường hợp cần thiết hoặc khi có yêu cầu, phải lấy mẫu riêng cho từng xitec, hầm hàng, ngăn chứa của phương tiện vận chuyển lô hàng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
848 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào