Bên làm đại lý thanh toán bao gồm những tổ chức nào? Bên làm đại lý thanh toán có thể giao đại lý lại cho bên thứ ba không?
Bên làm đại lý thanh toán bao gồm những tổ chức nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-NHNN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động đại lý thanh toán là việc bên giao đại lý thanh toán ủy quyền cho bên đại lý thanh toán để thực hiện một phần quy trình mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ ngân hàng và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng.
2. Bên giao đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là bên giao đại lý).
3. Bên làm đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý).
4. Điểm đại lý thanh toán là nơi tiến hành hoạt động đại lý thanh toán của bên đại lý.
Điểm đại lý thanh toán của tổ chức khác phải là địa điểm kinh doanh của bên đại lý hoặc chi nhánh của bên đại lý.
...
Như vậy, bên làm đại lý thanh toán (hay bên đại lý) bao gồm những tổ chức sau đây:
- Ngân hàng thương mại;
- Ngân hàng hợp tác xã;
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Quỹ tín dụng nhân dân;
- Tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác.
Bên làm đại lý thanh toán bao gồm những tổ chức nào? Bên làm đại lý thanh toán có thể giao đại lý lại cho bên thứ ba không? (Hình từ Internet)
Bên làm đại lý thanh toán có thể giao đại lý lại cho bên thứ ba không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2024/TT-NHNN về nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán như sau:
Nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán
1. Hoạt động giao đại lý thanh toán phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản giữa bên giao đại lý và bên đại lý theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện các nghiệp vụ quy định tại Điều 4 Thông tư này và phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có) của bên giao đại lý, bên đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba.
4. Khi thực hiện nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này, bên đại lý là tổ chức khác phải mở và duy trì tài khoản thanh toán tại bên giao đại lý để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý trong phạm vi số dư do bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận; tài khoản thanh toán này phải được tách biệt với các tài khoản thanh toán phục vụ cho các hoạt động, mục đích khác của bên đại lý mở tại bên giao đại lý.
...
Như vậy, theo quy định trên thì bên làm đại lý thanh toán không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba.
Bên làm đại lý thanh toán ngừng cung cấp dịch vụ bao lâu thì phải thông báo với bên giao đại lý?
Căn cứ vào điểm k khoản 2 Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý
...
2. Bên đại lý có các nghĩa vụ sau:
h) Tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của khách hàng và phối hợp với bên giao đại lý để xử lý tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại được thực hiện theo quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;
i) Xây dựng quy trình nội bộ để quản lý rủi ro đối với từng hoạt động đại lý cụ thể, bao gồm cả quy trình giao nhận, bảo quản tiền mặt; có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán hoặc theo yêu cầu của bên giao đại lý;
k) Thông báo cho bên giao đại lý trong trường hợp tạm ngừng giao dịch với khách hàng hoặc ngừng cung cấp dịch vụ quá 04 giờ trong thời gian giao dịch hàng ngày, nêu rõ lý do và phương án xử lý để đảm bảo hoạt động đại lý thanh toán không bị gián đoạn;
l) Lưu trữ, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, hồ sơ, chứng từ và cung cấp cho bên giao đại lý khi có yêu cầu;
m) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp bên làm đại lý thanh toán ngừng cung cấp dịch vụ bao lâu quá 04 giờ trong thời gian giao dịch hàng ngày thì phải thông báo với bên giao đại lý.
Việc thông báo phải nêu rõ lý do và phương án xử lý để đảm bảo hoạt động đại lý thanh toán không bị gián đoạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.