Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp nào? Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là bao lâu?
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp nào?
Trường hợp bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án theo khoản 1 và khoản 2 Điều 329 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án như sau:
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
1. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.
2. Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
...
Theo đó, bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án trong trường hợp sau đây:
- Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấy cần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cụ thể:
Trả tự do cho bị cáo
Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
Trong các trường hợp sau đây, Hội đồng xét xử phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bị tạm giam, nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác:
...
4. Bị cáo bị xử phạt tù nhưng được hưởng án treo;
5. Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam.
- Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bị bắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.
Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là bao lâu?
Thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án căn cứ khoản 3 Điều 329 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án như sau:
Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
...
3. Thời hạn tạm giam bị cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
4. Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn tạm giam bị cáo sau khi tuyên án là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
Lưu ý:
Trường hợp bị cáo bị xử phạt tử hình thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc tiếp tục tạm giam bị cáo để bảo đảm thi hành án.
Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có được tiếp tục tạm giam bị cáo không?
Căn cứ khoản 5 Điều 358 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại như sau:
Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
...
4. Khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự cần áp dụng và hình phạt đối với bị cáo.
5. Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Như vậy, trường hợp hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.