Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành về bảo vệ thực vật thì xếp lương có khác nhau không?
- Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành về bảo vệ thực vật thì xếp lương có khác nhau không?
- 06 nhiệm vụ của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 hiện nay theo quy định pháp luật là gì?
- Hiện nay để thăng hạng 2 chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật thì thi tuyển hay xét tuyển?
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành về bảo vệ thực vật thì xếp lương có khác nhau không?
Căn cứ điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV có quy định về xếp lương khi hết tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng đối với các chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật, cụ thể:
Cách xếp lương
…
2. Xếp lương khi hết tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng
Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật thì được xếp bậc 3, hệ số 3,00 của chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.01.02), giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.02.05), kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III (mã số V.03.03.08);
b) Trường hợp có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật thì được xếp bậc 2, hệ số 2,67 của chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.01.02), giám định viên thuốc bảo vệ thực vật hạng III (mã số V.03.02.05), kiểm nghiệm viên cây trồng hạng III (mã số V.03.03.08);
…
Theo đó, bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành về bảo vệ thực vật thì khi xếp lương sau khi kết thúc thời gian tập sự, bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp sẽ có khác nhau về bậc lương ban đầu trong cùng bảng lương (hệ số lương viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98)), cụ thể:
- Đối với bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 có trình độ thạc sĩ chuyên ngành về bảo vệ thực vật thì sẽ được xếp lương bậc 2, hệ số là 2,67.
- Đối với bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 có trình độ tiến sĩ chuyên ngành về bảo vệ thực vật thì sẽ được xếp lương bậc 3, hệ số là 3,00.
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành về bảo vệ thực vật thì xếp lương có khác nhau không? (Hình từ Iinternet)
06 nhiệm vụ của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 hiện nay theo quy định pháp luật là gì?
Nhiệm vụ của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 được ghi nhận tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, cụ thể gồm sáu nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án kỹ thuật về công tác bảo vệ thực vật trong đơn vị và địa bàn được giao;
- Tổ chức và thực hiện toàn bộ quy trình hoặc một phần quy trình phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại trong địa bàn;
- Điều tra, thu thập, phân tích số liệu, thông tin để tổng hợp, đánh giá tình hình bảo vệ thực vật trong địa bàn và hoạt động nghiệp vụ kỹ thuật của đơn vị, trên cơ sở đó đề xuất: các biện pháp giải quyết những yêu cầu đột xuất phục vụ sản xuất; đề xuất việc bổ sung, sửa đổi các quy trình, quy phạm, quy định của pháp luật bảo vệ thực vật cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa bàn được giao;
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài khảo sát thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sinh vật gây hại, các quy trình phòng trừ tổng hợp các sinh vật gây hại cho cây trồng;
- Tập huấn cho nông dân, bồi dưỡng cho công nhân và viên chức hạng thấp hơn về kỹ thuật bảo vệ thực vật, xây dựng mạng lưới cộng tác viên bảo vệ thực vật trong địa bàn;
- Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông về bảo vệ thực vật và các chương trình dự án về bảo vệ thực vật, hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về bảo vệ thực vật vào sản xuất trên địa bàn.
Hiện nay để thăng hạng 2 chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật thì thi tuyển hay xét tuyển?
Nghị định quy định về việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nói chung hiện nay là Nghị định 115/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 29/09/2020.
Nghị định này quy định rõ việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp, trong đó có trường hợp thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp.
Như vậy, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thực hiện thông qua hai hình thức đó là thi hoặc xét thăng hạng.
Tuy nhiên, Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 07/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã bãi bỏ hình thức thi khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Theo đó, từ khi Nghị định 85 có hiệu lực thi hành thì thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ còn hình thức là xét thăng hạng.
Như vậy, hiện nay để thăng hạng 2 chức danh nghề nghiệp bảo vệ viên bảo vệ thực vật thì phải xét thăng hạng từ hạng 3 lên hạng 2 theo quy định của Nghị định 115, Nghị định 85, Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT (sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch 36) và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.