Bảo vệ viên bảo vệ thực vật có nhiệm vụ sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật không?
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật có nhiệm vụ sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật không?
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật là chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật mà cụ thể là chức danh bảo vệ thực vật theo Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV.
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV có quy định bảo vệ viên bảo vệ thực vật có 02 hạng là hạng 2 và hạng 3 tương ứng với mã số là V.03.01.01 và V.03.01.02.
Nhiệm vụ của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV và bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này. Cụ thể:
Nhiệm vụ của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch, phương án kỹ thuật bảo vệ thực vật và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án tại địa bàn hoặc lĩnh vực được giao;
- Chủ trì tổ chức điều tra, thu thập số liệu, thông tin, tổng hợp và phân tích các số liệu, thông tin đó, đánh giá tình hình, tổng kết rút kinh nghiệm về bảo vệ thực vật trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao; trên cơ sở đó đề xuất chủ trương, biện pháp bổ sung sửa đổi các quy trình, quy phạm kỹ thuật bảo vệ thực vật;
- Tham gia bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật; chủ trì việc tổ chức tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên xử lý những hành vi vi phạm các quy định đó;
- Tham gia kiểm tra và giải quyết những tranh chấp, khiếu nại về chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực được giao khi có yêu cầu;
- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về bảo vệ thực vật cấp ngành, cấp nhà nước trong lĩnh vực được giao; triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về chuyên ngành bảo vệ thực vật;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng mục tiêu, chương trình, nội dung, biên soạn tài liệu và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ thực vật cho các hạng viên chức thấp hơn.
Nhiệm vụ của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án kỹ thuật về công tác bảo vệ thực vật trong đơn vị và địa bàn được giao;
- Tổ chức và thực hiện toàn bộ quy trình hoặc một phần quy trình phòng trừ tổng hợp sinh vật gây hại trong địa bàn;
- Điều tra, thu thập, phân tích số liệu, thông tin để tổng hợp, đánh giá tình hình bảo vệ thực vật trong địa bàn và hoạt động nghiệp vụ kỹ thuật của đơn vị, trên cơ sở đó đề xuất: các biện pháp giải quyết những yêu cầu đột xuất phục vụ sản xuất; đề xuất việc bổ sung, sửa đổi các quy trình, quy phạm, quy định của pháp luật bảo vệ thực vật cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của địa bàn được giao;
- Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài khảo sát thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sinh vật gây hại, các quy trình phòng trừ tổng hợp các sinh vật gây hại cho cây trồng;
- Tập huấn cho nông dân, bồi dưỡng cho công nhân và viên chức hạng thấp hơn về kỹ thuật bảo vệ thực vật, xây dựng mạng lưới cộng tác viên bảo vệ thực vật trong địa bàn;
- Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông về bảo vệ thực vật và các chương trình dự án về bảo vệ thực vật, hướng dẫn ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về bảo vệ thực vật vào sản xuất trên địa bàn.
Theo đó, chỉ có bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 mới có nhiệm vụ tham gia bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật. Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 3 thì không có. Như vậy, chỉ có bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 có nhiệm vụ sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật.
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật có nhiệm vụ sửa đổi các quy định pháp luật về bảo vệ thực vật không? (Hình từ Internet)
Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 có nhất thiết là phải có trình độ thạc sĩ không?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT có quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2, cụ thể:
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bảo vệ thực vật.
Như vậy, yêu cầu về trình độ đào tạo của bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 chỉ cần có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, không yêu cầu phải có bằng thạc sĩ.
Giữ hạng 3 bao lâu thì được thăng lên làm bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2?
Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư liên tịch 36/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 07/2022/TT-BNNPTNT có quy định:
Viên chức thăng hạng từ chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III lên chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng II phải có thời gian giữ chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III hoặc tương đương tối thiểu đủ 09 năm, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng III tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, viên chức cần giữ hạng 3 tối thiểu 09 năm (tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét thăng hạng) thì mới được xét thăng lên làm bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2.
Lưu ý, nếu trường hợp giữ chức danh tương đương thì trong đó thời gian gần nhất phải giữ chức danh bảo vệ viên bảo vệ thực vật hạng 2 tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.