Bao nhiêu tuổi thì được phép hút thuốc lá điện tử? Thuốc lá điện tử có tác hại như thế nào đối với cá nhân hít phải khói thuốc?

Bao nhiêu tuổi thì được hút thuốc lá điện tử? Thuốc lá điện tử có tác hại như thế nào đối với cá nhân hít phải khói thuốc? Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà nước nào có nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử?

Bao nhiêu tuổi thì được hút thuốc lá điện tử?

Căn cứ Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Như vậy, theo quy định trên thì người chưa đủ 18 tuổi sử dụng thuốc lá bao gồm tất cả các loại thuốc lá trong đó có thuốc lá điện tử là hành vi bị cấm.

Do đó, cũng có thể hiểu rằng, người từ đủ 18 tuổi trở lên thì được phép sử dụng thuốc lá điện tử.

Không được hút thuốc lá điện tử ở những nơi nào? Bao nhiêu tuổi thì được hút thuốc lá điện tử?

Không được hút thuốc lá điện tử ở những nơi nào? Bao nhiêu tuổi thì được hút thuốc lá điện tử? (Hình từ Internet)

Thuốc lá điện tử có tác hại như thế nào đối với cá nhân hít phải khói thuốc?

Theo Tài liệu hướng dẫn truyền thông về phòng ngừa thuốc lá mới cho học sinh phổ thông được ban hành kèm Quyết định 1751/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì khói từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh.

- Bằng chứng cho thấy có sự phơi nhiễm nicotine ở những người không sử dụng thuốc lá tiếp xúc với khói từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Các triệu chứng thường gặp ở người tiếp xúc thụ động với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gồm khó thở, kích ứng mắt, nhức đầu, buồn nôn và đau họng hoặc kích thích họng.

- Hít phải các chất độc hại như nitrosamines, aldehydes, carbon monoxide... trong khói của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nguy cơ mắc ung thư và tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ

- Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi khói thuốc lá điện tử và khói thuốc lá nung nóng. Bằng chứng cho thấy chỉ một lượng nhỏ khói thuốc lá điện tử và thuốc là nung nóng cũng tác động tới sự phát triển của não bộ và phổi của trẻ em.

- Phụ nữ có thai đặc biệt dễ bị tác động bởi nicotine trong khói thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng. Các nguy cơ có thể gồm: sinh thiếu tháng, trẻ sinh ra thiếu cân, thai lưu, dị dạng phát triển não và phổi, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà nước nào có nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử?

Tại Công điện 47/CĐ-TTg năm 2024 quy định về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng như sau:

Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ Y tế:
a) Thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý;
b) Nghiên cứu, đề xuất ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành giải pháp quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
2. Bộ Tài chính: Chỉ đạo lực lượng Hải quan kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu qua cửa khẩu, khu vực địa bàn kiểm soát của Hải quan, xác lập các chuyên án đấu tranh đối với các đường dây, ổ nhóm buôn lậu thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
3. Bộ Quốc phòng chỉ đạo bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát ở khu vực biên giới, các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng buôn lậu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.
4. Bộ Công an:
Chỉ đạo lực lượng công an các cấp tăng cường công tác điều tra, nắm tình hình, xác lập các chuyên án, tập trung đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng đầu nậu, buôn bán, pha trộn các chất cấm vào dung dịch thuốc lá điện tử để khởi tố, truy tố trước pháp luật.
5. Bộ Công Thương:
Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý thị trường nội địa, thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
7. Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 của các Bộ, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các lực lượng chức năng trong việc thực hiện Công điện này của Thủ tướng Chính phủ.
8. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn:
a) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng chưa được phép kinh doanh, sử dụng trên thị trường Việt Nam;
b) Tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cho người dân.
9. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo thực hiện vấn đề này; Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tham mưu cho Phó Thủ tướng chỉ đạo, kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh./.

Như vậy, theo quy định nêu trên, các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý nhà nước có nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử theo yêu cầu Thủ tướng Chính phủ bao gồm:

- Bộ Y tế: truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý;

- Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo các cơ quan báo chí truyền thông, tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: chỉ đạo chính quyền các cấp và lực lượng chức năng trên địa bàn truyền thông về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cho người dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1,797 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào