Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh được coi là bị khuyết tật khi có các đặc tính nào?
Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh là sản phẩm như thế nào?
Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh được mô tả tại tiểu mục 2.2 Phần 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11043:2015 (CODEX STAN 312-2013) về Bào ngư sống, bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo:
Về định nghĩa sản phẩm
Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh được chuẩn bị để tiêu thụ trực tiếp hoặc để chế biến tiếp là bào ngư vẫn còn sống trước khi bắt đầu cấp đông và/hoặc chế biến và phù hợp với 1.2.2. Sản phẩm được làm lạnh hoặc cấp đông nguyên con hoặc đã tách vỏ, bỏ nội tạng. Có thể loại bỏ biểu mô, dịch nhầy hoặc lưỡi gai kitin.
Về định nghĩa quá trình
Sản phẩm được đánh bắt theo 1.2.2 và sau khi được chuẩn bị thích hợp với quá trình làm lạnh hoặc cấp đông theo các quy định trình bày dưới đây.
- Quá trình làm lạnh phải được thực hiện trong thiết bị phù hợp sao cho sản phẩm nhanh chóng được đưa xuống nhiệt độ băng tan (với dung sai tối đa từ -2 °C đến +4 °C).
Giữ lạnh sản phẩm ở nhiệt độ này để duy trì được chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối.
- Quá trình cấp đông phải được thực hiện trong thiết bị cấp đông nhanh. Quá trình cấp đông nhanh chỉ kết thúc khi nhiệt độ tâm sản phẩm đạt - 18 °C hoặc thấp hơn sau khi ổn định nhiệt.
Sản phẩm phải được giữ đông lạnh sâu ở - 18 °C hoặc thấp hơn sao cho duy trì được chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối.
Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh là sản phẩm như thế nào? (Hình từ Internet)
Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh được coi là bị khuyết tật khi có các đặc tính nào?
Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh được coi là bị khuyết tật khi có các đặc tính được quy định tại tiểu mục 2.9 Phần 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11043:2015 (CODEX STAN 312-2013) về Bào ngư sống, bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo, cụ thể như sau:
(1) Mất nước nhiều
Trên 10 % diện tích bề mặt bào ngư trong đơn vị mẫu có độ ẩm bị mất quá nhiều biểu hiện rõ màu trắng hoặc màu bất thường trên bề mặt che đi màu của thịt bào ngư, thâm nhập dưới bề mặt và không thể dễ dàng loại bỏ bằng cách dùng dao hoặc các dụng cụ sắc khác để cạo mà không ảnh hưởng nhiều đến hình thức bên ngoài của bào ngư, điều này sẽ ảnh hưởng đến hơn 10 % khối lượng của bào ngư trong đơn vị mẫu.
(2) Chất ngoại lai
Sự có mặt của chất ngoại lai trong đơn vị mẫu, không có nguồn gốc từ bào ngư, không gây hại đến sức khỏe con người và được nhận biết khi không cần phóng đại hoặc có mặt ở mức xác định được bằng mọi phương pháp bất kỳ kể cả biện pháp phóng đại, cho thấy không tuân thủ thực hành vệ sinh tốt và thực hành sản xuất tốt.
(3) Mùi vị
Có mùi vị lạ kéo dài cho thấy có sự phân hủy, có mùi ôi, hoặc mùi vị khác không phù hợp để làm thực phẩm.
(4) Cấu trúc
Thịt bị mất cấu trúc cho thấy có sự phân hủy, đặc trưng bởi cấu trúc cơ thịt bị mềm hoặc nhão.
Việc ghi nhãn đối với sản phẩm là bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh được quy định như thế nào?
Việc ghi nhãn đối với sản phẩm là bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh được quy định tại tiểu mục 2.7 Phần 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11043:2015 (CODEX STAN 312-2013) về Bào ngư sống, bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh để tiêu thụ trực tiếp hoặc chế biến tiếp theo, cụ thể như sau:
Ngoài việc ghi nhãn theo TCVN 7087:2013 (CODEX STAN 1-1985, with Amendment 2010), trên bao gói sản phẩm còn phải thể hiện:
(1) Tên sản phẩm
Tên sản phẩm công bố trên nhãn phải là tên gọi thông thường hoặc tên địa phương tại quốc gia mà sản phẩm đó được bán, sao cho không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
- Theo cách trình bày sản phẩm (được quy định trong 2.2.3), tên sản phẩm phải ghi trên nhãn sát với thuật ngữ mô tả đầy đủ bản chất của sản phẩm để không gây hiểu lầm hoặc lừa dối người tiêu dùng.
- Ngoài các quy định về ghi nhãn ở trên, có thể bổ sung thêm tên gọi thông thường hoặc tên thương mại phổ biến của các giống khác nhau mà không gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
- Quốc gia bán sản phẩm có thể yêu cầu ghi tên khoa học của sản phẩm trên nhãn.
(2) Công bố hàm lượng
Bào ngư nguyên liệu tươi được làm lạnh hoặc đông lạnh phải được ghi nhãn theo khối lượng, số lượng, số lượng trong một đơn vị khối lượng hoặc thể tích, khi thích hợp.
Khi sản phẩm được cấp đông, khối lượng tịnh được công bố không bao gồm mạ băng.
(3) Hướng dẫn bảo quản
Nhãn sản phẩm phải nêu cụ thể về điều kiện bảo quản và/hoặc nhiệt độ để đảm bảo duy trì được chất lượng sản phẩm/khả năng sống trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản và phân phối, bao gồm cả hạn sử dụng tối thiểu và ngày tháng tách vỏ bào ngư khi được yêu cầu.
(4) Ghi nhãn bao gói không dùng để bán lẻ
Thông tin quy định ở trên phải được ghi rõ trên bao bì hoặc trong các tài liệu kèm theo, ngoại trừ tên của sản phẩm, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói cũng như hướng dẫn bảo quản được ghi trên bao bì.
Tuy nhiên, việc nhận biết lô hàng, tên và địa chỉ có thể thay bằng dấu hiệu nhận biết với điều kiện là dấu hiệu đó có thể nhận biết rõ ràng cùng với các tài liệu kèm theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.