Báo hiệu hàng hải AIS là gì và việc truyền phát dữ liệu thông tin về báo hiệu hàng hải AIS được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi theo quy định mới nhất thì Báo hiệu hàng hải được phân loại thành những nhóm nào? Và ai có trách nhiệm trong việc quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải? Tôi có nghe nói về nói về báo hiệu hàng hải AIS nhưng vẫn chưa hiểu rõ, cho tôi biết thêm về báo hiệu hàng hải AIS là gì và việc truyền phát dữ liệu thông tin về báo hiệu hàng hải AIS được thực hiện như thế nào?

Báo hiệu hàng hải được phân loại thành những nhóm nào?

Tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2015/BGTVT có quy định:

Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền.

Bên cạnh đó, tiểu mục 1.6 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2015/BGTVT quy định về phân loại báo hiệu hàng hải như sau:

- Báo hiệu thị giác cung cấp thông tin báo hiệu bằng hình ảnh vào ban ngày, ánh sáng vào ban đêm. Báo hiệu thị giác bao gồm: đèn biển, đăng tiêu, chập tiêu, báo hiệu dẫn luồng (báo hiệu hai bên luồng, báo hiệu hướng luồng chính, báo hiệu phương vị, báo hiệu chướng ngại vật biệt lập, báo hiệu vùng nước an toàn, báo hiệu chuyên dùng, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm mới phát hiện) và các báo hiệu hàng hải khác;

- Báo hiệu vô tuyến điện cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu vô tuyến điện. Báo hiệu vô tuyến điện bao gồm báo hiệu tiêu Radar, báo hiệu hàng hải AIS và các loại báo hiệu vô tuyến điện khác;

- Báo hiệu âm thanh cung cấp thông tin báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh. Báo hiệu âm thanh bao gồm còi báo hiệu và các loại báo hiệu âm thanh khác.

Theo đó thì báo hiệu hàng hải bao gồm 03 loại chính: (1) Báo hiệu thị giác; (2) Báo hiệu vô tuyến điện; (3) Báo hiệu âm thanh.

Báo hiệu hàng hải AIS là gì và việc truyền phát dữ liệu thông tin về báo hiệu hàng hải AIS được thực hiện như thế nào?

Báo hiệu hàng hải AIS là gì và việc truyền phát dữ liệu thông tin về báo hiệu hàng hải AIS được thực hiện như thế nào?

Ai có trách nhiệm trong việc quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải?

Theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2015/BGTVT quy định về các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc đầu tư xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng báo hiệu hàng hải như sau:

- Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải được thực hiện theo quy định tại Quy chuẩn này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

- Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải có trách nhiệm:

a) Thực hiện việc quản lý báo hiệu hàng hải được giao theo quy định.

b) Thiết lập tạm thời các báo hiệu hàng hải được giao đột xuất.

- Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng nhánh cảng biển, luồng chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo quy chuẩn này và các quy định liên quan.

- Trách nhiệm quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải:

a) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải.

b) Các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải tổ chức quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải được giao.

c) Tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải do tổ chức, cá nhân thiết lập.

Như vậy, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải.

Báo hiệu hàng hải AIS là gì và việc truyền phát dữ liệu thông tin về báo hiệu hàng hải AIS được thực hiện như thế nào?

Tại tiết 1.3.28 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2015/BGTVT về báo hiệu hàng hải AIS (Automatic Identification System) là báo hiệu vô tuyến điện truyền phát thông tin an toàn hàng hải tới các trạm AIS được lắp đặt trên tàu, hoạt động trên các dải tần số VHF hàng hải.

Và tại tiểu mục 2.8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2015/BGTVT có quy định:

(1) Tác dụng của báo hiệu hàng hải AIS:

Báo hiệu luồng hàng hải, vùng nước, phân luồng giao thông;

Báo hiệu công trình trên biển;

Cung cấp thông tin nhận dạng một báo hiệu hàng hải đang tồn tại và các thông tin về khí tượng, thủy văn khu vực đặt báo hiệu;

Truyền phát thông tin giám sát vị trí của báo hiệu nổi.

(1) Phân loại và vị trí lắp đặt

Báo hiệu hàng hải AIS gồm ba loại, được lắp đặt như sau:

- Báo hiệu hàng hải AIS “thực”; được lắp đặt trên một báo hiệu hàng hải đã có để truyền phát thông tin về báo hiệu đó.

- Báo hiệu hàng hải AIS “giả”; được lắp đặt tại một vị trí bên ngoài báo hiệu hàng hải đã có để truyền phát thông tin về báo hiệu đó.

- Báo hiệu hàng hải AIS “ảo”; được lắp đặt tại một vị trí nào đó để truyền phát thông tin về một báo hiệu hàng hải tại một vị trí nhất định mà tại đó không lắp đặt báo hiệu.

(3) Phương thức hoạt động

Báo hiệu hàng hải AIS truyền phát dữ liệu đồng thời trên hai kênh VHF 161.975 MHz (87B) và 162.025 MHz (88B).

(4) Chế độ hoạt động

Khi hoạt động, báo hiệu hàng hải AIS sẽ phát liên tục và tự động các bức điện đã được định dạng trước. Khoảng thời gian giữa các bức điện được điều chỉnh tùy thuộc vào tình hình giao thông hàng hải trong khu vực hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý.

(5) Thời gian hoạt động

Thời gian hoạt động của báo hiệu hàng hải AIS là 24 giờ/ngày.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,194 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào