Bảo hiểm xã hội từ chối thanh toán stent động mạch vành thứ 3 cho người tham gia bảo hiểm y tế có đúng quy định pháp luật không?

Bố chị bị hẹp động mạch vừa đặt 2 stent động mạch thận xong. Chị đang thắc mắc là nếu lần sau bố chị nhập viện đặt tiếp 2 stent thì có được bảo hiểm y tế chi trả không? Vì BHXH chỉ nói là sẽ chi trả cho 2 cái stent đầu cái thứ 3 không được chi trả. Có văn bản nào nói rõ cụ thể hơn không?. - Câu hỏi của chị Huyền đến từ Cà Mau.

Gắn stent động mạch vành có thuộc danh mục vật tư y tế mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng không?

Căn cứ Điều 1 Thông tư 04/2017/TT-BYT quy định về danh mục vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:

Danh mục vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Danh mục vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các loại vật tư y tế tiêu hao, vật tư y tế thay thế nhân tạo, vật liệu thay thế, vật liệu cấy ghép, dụng cụ chuyên môn (sau đây gọi tắt là vật tư y tế).
2. Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở để quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vật tư y tế sử dụng cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Theo đó tại khoản 143 và khoản 144 Phục lục 01 Thông tư 04/2017/TT-BYT quy định về vật tư y tế như sau:

Danh mục vật tư y tế stent động mạch vành

Như vậy, stent động mạch vành thuộc vật tư y tế mà người tham gia bảo hiểm y tế được hưởng.

Bảo hiểm xã hội từ chối thanh toán stent động mạch vành thứ 3 cho người tham gia bảo hiểm y tế có đúng quy định pháp luật không?

Bảo hiểm xã hội từ chối thanh toán stent động mạch vành thứ 3 cho người tham gia bảo hiểm y tế có đúng quy định pháp luật không?

Thanh toán đối với gắn stent động mạch vành mà người lao động được hưởng như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 04/2017/TT-BYT quy định về hướng dẫn thanh toán đối với một số loại vật tư y tế như sau:

Hướng dẫn thanh toán đối với một số loại vật tư y tế
1. Đối với vật tư y tế có nhiều chủng loại, nhiều mức giá khác nhau, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng thanh toán không cao hơn mức thanh toán quy định tại cột 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này và theo hướng dẫn thanh toán quy định tại Điều 3 Thông tư này. Trường hợp người bệnh lựa chọn sử dụng loại vật tư y tế có giá cao hơn mức thanh toán thì người bệnh phải tự chi trả phần chi phí chênh lệch giữa giá mua vào và mức thanh toán.
...

Theo đó, mức thanh toán gắn stent động mạch vành không được cao hơn mức thanh toán quy định tại cột 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư Thông tư 04/2017/TT-BYT theo hướng dẫn thanh toán quy định.

Trường hợp người bệnh lựa chọn gắn stent động mạch vành có giá cao hơn mức thanh toán thì người bệnh phải tự chi trả phần chi phí chênh lệch giữa giá mua vào và mức thanh toán.

Bảo hiểm xã hội từ chối thanh toán stent động mạch vành thứ 3 cho người tham gia bảo hiểm y tế có đúng quy định pháp luật không?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BYT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 8 Thông tư 50/2017/TT-BYT) quy định như sau:

Hướng dẫn thanh toán chung
1. Đối với vật tư y tế đã được tính chi phí vào giá của dịch vụ kỹ thuật, khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc thu trọn gói theo trường hợp bệnh, quỹ bảo hiểm y tế không thanh toán riêng.
2. Đối với vật tư y tế chưa được tính chi phí vào giá của dịch vụ kỹ thuật, khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc thu trọn gói theo trường hợp bệnh, quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như sau:
...
c) Đối với dịch vụ kỹ thuật đặt stent động mạch vành phải sử dụng nhiều hơn một stent phủ thuốc, mức thanh toán cho tổng chi phí vật tư y tế bao gồm stent thứ nhất và tổng vật tư y tế khác ngoài stent trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật thực hiện theo hướng dẫn thanh toán tại điểm b Khoản 2 Điều này, ngoài ra Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán thêm một phần hai (1/2) chi phí đối với stent thứ hai theo giá mua vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cao hơn 18.000.000 đồng;
Ví dụ: Stent phủ thuốc A có giá mua vào tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là 40.000.000 đồng; mức thanh toán đối với stent phủ thuốc theo quy định tại cột 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 Thông tư này là 36.000.000 đồng. Người bệnh nhập viện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này để thực hiện dịch vụ kỹ thuật đặt stent với chỉ định đặt 03 stent phủ thuốc A. Chi phí các vật tư y tế khác ngoài stent mà chưa được tính vào giá của dịch vụ kỹ thuật, khám bệnh, ngày giường điều trị hoặc thu trọn gói theo trường hợp bệnh (sau đây gọi tắt là vật y tư y tế khác) của người bệnh là 15.000.000 đồng; các vật tư y tế này không có mức thanh toán quy định tại cột 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trường hợp người bệnh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có mức hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến, mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật của người bệnh theo Ví dụ 1 minh họa điểm b Khoản 2 Điều 3 là 54.450.000 đồng. Tổng chi phí 01 stent phủ thuốc A tính theo mức thanh toán tại cột số 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và các vật tư y tế khác là 36.000.000 + 15.000.000 = 51.000.000 đồng; chi phí này nhỏ hơn 54.450.000 đồng. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán cho người bệnh:
+ Stent thứ nhất và chi phí vật tư y tế khác là 51.000.000 đồng;
+ Stent thứ hai: Do 1/2 X 40.000.000 = 20.000.000 đồng lớn hơn 18.000.000 đồng. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 18.000.000 đồng cho stent thứ hai.
+ Stent thứ ba không thanh toán.
Vì vậy, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí vật tư y tế trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh là: 51.000.000 + 18.000.000 = 69.000.000 đồng;
Trường hợp người bệnh tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí vật tư y tế trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh là: (51.000.000 + 18.000.000) X 40% = 27.600.000 đồng;
Trường hợp người bệnh tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh, Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán tổng chi phí vật tư y tế trong một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cho người bệnh là: (51.000.000 + 18.000.000) X 60% = 41.400.000 đồng;
– Trường hợp người bệnh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có mức hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến nhưng chưa đủ thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục trên 5 năm, tổng chi phí 01 stent phủ thuốc A tính theo mức thanh toán tại cột số 5 Danh mục vật tư y tế tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này và các vật tư y tế khác là
36.000.000 + 15.000.000 = 51.000.000 đồng; chi phí này nhỏ hơn 54.450.000 đồng. Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán cho người bệnh là:
+ Stent thứ nhất và chi phí vật tư y tế khác là: 51.000.000 X 80% = 40.800.000 đồng;
+ Stent thứ hai là: 18.000.000 đồng;
+ Stent thứ ba không thanh toán.

Theo quy định vừa nêu trên thì việc cơ quan bảo hiểm xã hội trả lời không thanh toán Stent thứ ba cho bạn là đúng với quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

32,312 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào