Bảo hiểm nhân thọ có thanh toán viện phí? Không chi trả bảo hiểm liệu có phải là lừa đảo không?
Bảo hiểm nhân thọ có giống các loại bảo hiểm khác không?
Hiện nay, Bảo hiểm nhân thọ không còn xa lạ với chúng ta nhưng người dân luôn e ngại cho rằng Bảo hiểm nhân thọ có thật sự hữu ích hay không.
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 định nghĩa về kinh doanh bảo hiểm:
Là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Như vậy, pháp luật hiện nay cũng có một số quy định về bảo hiểm nhân thọ cụ thể trong Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Do đó, có một số việc lừa đảo là lo do một cá nhân hoặc tổ chức lấy danh nghĩa là kinh doanh bảo hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ Bảo hiểm nhân thọ không phải là lừa đảo, người dân cần sáng suốt trong việc lựa chọn công ty uy tín tránh rủi ro mất tiền.
Trường hợp trên của anh rất có khả năng là đã bị kẻ xấu lợi dụng nhằm chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp.
Bảo hiểm nhân thọ có thanh toán viện phí không?
Bảo hiểm nhân thọ có thanh toán viện phí không?
Theo Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định các loại nghiệp vụ bảo hiểm như sau:
1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;
g) Bảo hiểm hưu trí.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
b) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không;
c) Bảo hiểm hàng không;
d) Bảo hiểm xe cơ giới;
đ) Bảo hiểm cháy, nổ;
e) Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;
g) Bảo hiểm trách nhiệm;
h) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
i) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
k) Bảo hiểm nông nghiệp.
3. Bảo hiểm sức khoẻ bao gồm:
a) Bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ.
4. Các nghiệp vụ bảo hiểm khác do Chính phủ quy định.
5. Bộ Tài chính quy định Danh mục sản phẩm bảo hiểm.”
Theo Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định các trường hợp không trả tiền bảo hiểm:
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, với trường hợp trên thì nếu chứng minh văn phòng đại diện này không lừa đảo và hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ của anh hợp lệ thì vợ anh sẽ được bảo hiểm nhân thọ chi trả tiền viện phí theo mức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Không chi trả bảo hiểm liệu có phải là lừa đảo không?
Với trường hợp trên anh có thể kiện việc công ty này lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo những quy định sau:
Theo Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, anh cần liên lạc với cơ quan công an để hợp tác điều tra truy tìm người đại diện văn phòng này. Nếu nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo thì sẽ chịu trách nhiệm hình sự áp dụng tùy theo giá trị tài sản như quy định trên mà áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.