Bảo hiểm nhân thọ có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì mức thuế suất là bao nhiêu phần trăm?

Bảo hiểm nhân thọ có phải chịu thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì mức thuế suất là bao nhiêu phần trăm? Tôi đang tính mua bảo hiểm nhân thọ cho bản thân và người hưởng sẽ là con gái tôi, tôi thắc mắc liệu bảo hiểm nhân thọ có phải đóng thuế giá trị gia tăng không? Nếu có thì mức thuế suất là bao nhiêu?

Bảo hiểm nhân thọ là gì? Có mấy loại bảo hiểm nhân thọ?

Căn cứ theo khoản 12 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 giải thích từ ngữ “bảo hiểm nhân thọ” như sau:

“12. Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.”

Và căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 quy định về các loại nghiệp vụ bảo hiểm như sau:

“1. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm trọn đời;
b) Bảo hiểm sinh kỳ;
c) Bảo hiểm tử kỳ;
d) Bảo hiểm hỗn hợp;
đ) Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
e) Bảo hiểm liên kết đầu tư;
g) Bảo hiểm hưu trí.
2. Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
a) Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;
b) Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
c) Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không;
d) Bảo hiểm hàng không;
đ) Bảo hiểm xe cơ giới;
e) Bảo hiểm cháy, nổ;
g) Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
h) Bảo hiểm trách nhiệm chung;
i) Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
k) Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
l) Bảo hiểm nông nghiệp;
m) Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
3. Bộ Tài chính quy định danh mục chi tiết các sản phẩm bảo hiểm."

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?

Căn cứ theo Điều 31 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người như sau:

“1. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.
2. Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:
a) Bản thân bên mua bảo hiểm;
b) Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;
c) Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;
d) Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.”

Nội dung và hình thức của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được quy định như thế nảo?

Căn cứ theo Điều 13, Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung và hình thức của hợp đồng bảo hiểm như sau:

“Điều 13. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận.”
“Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.”

Như vậy có thể thấy bảo hiểm nhân thọ phải có những nội dung như quy định trên và hình thức bắt buộc là văn bản.

Bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ (Hình từ Internet)

Thuế giá trị gia tăng là gì? Bảo hiểm nhân thọ có chịu thuế giá trị gia tăng không?

Căn cứ Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về thuế giá trị gia tăng như sau:

“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Và căn cứ theo khoản 7 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 quy định về đối tượng không chịu thuế như sau:

“7. Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm người học, các dịch vụ bảo hiểm khác liên quan đến con người; bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng, các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp khác; bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp đánh bắt thuỷ sản; tái bảo hiểm.”

Như vậy bảo hiểm nhân thọ không phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên khi bạn mua bảo hiểm nhân thọ sẽ không phải chịu khoản thuế này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,078 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào