Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào? Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ có những nội dung gì?

Cho tôi hỏi đối tượng nào bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy nổ? Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có những gì? Mức đóng bảo hiểm cháy nổ là bao nhiêu? Mong được trả lời, cảm ơn.

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào?

Đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ là đối tượng áp dụng của Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cụ thể tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP) gồm:

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy

- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”).

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Đồng thời những đối tượng nêu trên phải tuân thủ nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP như sau:

- Phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ theo quy định pháp luật.

- Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu quy định tại Nghị định này.

- Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chi thường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác).

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào?

Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc áp dụng đối với các đối tượng nào?

Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ có những nội dung gì?

Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP bổ sung Điều 7a vào Nghị định 23/2018/NĐ-CP có nội dung như sau:

"Điều 7a. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
b) Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
c) Địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
d) Tài sản được bảo hiểm;
đ) Số tiền bảo hiểm;
e) Mức khấu trừ bảo hiểm;
g) Thời hạn bảo hiểm;
h) Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
i) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm;
k) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này"

Như vậy một Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc phải có những nội dung nêu trên mới được xem là hợp pháp.

Mua bảo hiểm cháy nổ sẽ được bảo đảm thiệt hại với các đối tượng nào của bên mua?

Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó. Về đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP bao gồm:

- Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.

- Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).

Số tiền được bảo hiểm cháy nổ bồi thường khi có thiệt hại là bao nhiêu?

Về số tiền bảo hiểm tối thiểu tại Điều 5 Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có nêu như sau:

"Điều 5. Số tiền bảo hiểm tối thiểu
1. Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận như sau:
a) Đối với các tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế của tài sản tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
b) Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan."

Như vậy số tiền bồi thường sẽ dựa vào giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của các tài sản thiệt hại thuộc đối tượng của bảo hiểm tại thời điểm bảo hiểm được giao kết giữa bên mua và bên bán.

Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do các bên thỏa thuận theo quy định trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,135 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào