Báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) có nguy hiểm không?

Báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) có nguy hiểm không? Sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) thuộc báo động lũ cấp 3 thì sẽ báo động lũ đến khu vực nào?

Báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) có nguy hiểm không?

Báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) có nguy hiểm không thì căn cứ theo quy định tại Phụ lục I Quyết định 05/2020/QĐ-TTgQuyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 có quy định mực nước tương ứng với báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) như sau:

(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây:

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 14,4 m.

(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên):

- Mực nước tương ứng với các cấp báo động 3: 11,5m.

Căn cứ theo quy định tại bảng 4 Phụ lục XIII Quyết định 18/2021/QĐ-TTg về danh mục các trạm thủy văn thuộc khu vực 4 thì sông Hồng Hà nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) thuộc khu vực 4.

Và căn cứ theo quy định tại Điều 45 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì trong trường hợp sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây thuộc báo động lũ cấp 3 với mực nước lũ từ 14,4m - 14,6m sẽ thuộc rủi ro thiên tai cấp độ 3, mực nước lũ từ 14,7m - lũ lịch sử sẽ thuộc rủi ro thiên tai cấp 4 và khi mực nước lũ cao vượt lũ lịch sử thì sẽ thuộc rủi ro thiên tai cấp 5.

Trường hợp sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên) thuộc báo động lũ cấp 3 với mực nước lũ từ 11,5m - 11,7m sẽ thuộc rủi ro thiên tai cấp độ 3, mực nước lũ từ 11,8m - lũ lịch sử sẽ thuộc rủi ro thiên tai cấp 4 và khi mực nước lũ cao vượt lũ lịch sử thì sẽ thuộc rủi ro thiên tai cấp 5.

Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg thì báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) sẽ gây thiệt hại lớn cho đến thiệt hại ở mức thảm họa về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

Lưu ý:

- Cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ. Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.

- Rủi ro thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.

Báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) có nguy hiểm không?

Báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) có nguy hiểm không? (Hình từ Internet)

Sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) thuộc báo động lũ cấp 3 thì sẽ báo động lũ đến khu vực nào?

Căn cứ theo Quyết định 2685/QĐ-UBND năm 2020 về mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên tuyến sông thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, trường hợp sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) thuộc báo động lũ cấp 3, việc báo động lũ thực hiện trên các khu vực sau đây:

(1) Sông Hồng - Trạm thủy văn Sơn Tây: Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Mê Linh.

(2) Sông Hồng - Trạm thủy văn Hà nội (Long Biên): Báo động lũ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn ven đê thuộc quận, huyện, thị xã Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm.

Báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) thì người dân cần lưu ý điều gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 và điểm k, điểm l khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023) và khoản 2 Điều 34 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 thì trường hợp báo động lũ cấp 3 trên sông Hồng Hà Nội - Trạm thủy văn Sơn Tây, Hà nội (Long Biên) thì người dân cần lưu ý như sau:

(1) Chủ động chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ hoạt động phòng, chống thiên tai theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.

(2) Chủ động xây dựng, nâng cấp, bảo vệ công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình bảo đảm an toàn trước thiên tai hoặc di dời đến nơi an toàn; không xây dựng nhà ở hoặc cư trú tại khu vực có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiên tai;

(3) Thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai tại địa phương;

(4) Chủ động trang bị thiết bị theo khả năng để tiếp nhận bản tin dự báo, cảnh báo và sự chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống thiên tai;

(5) Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện theo khả năng để phòng, chống thiên tai;

(6) Chủ động dự trữ lương thực, nước uống, vật tư và thiết bị xử lý nước, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng dịch theo khả năng để bảo đảm đời sống khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc thù thiên tai tại địa phương;

(7) Chủ phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, trên sông phải trang bị đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị thông tin, tín hiệu phù hợp; phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về vị trí, tình trạng của phương tiện đang hoạt động cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khi thiên tai xảy ra; khi gặp tàu thuyền khác bị nạn phải kịp thời cứu hộ, tìm kiếm, cứu nạn, trường hợp vượt quá khả năng phải bằng mọi cách thông báo cho cơ quan tìm kiếm, cứu nạn;

(8) Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình khi thiên tai xảy ra; tham gia hỗ trợ cộng đồng phòng, chống thiên tai;

(9) Chấp hành sự hướng dẫn, chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan, người có thẩm quyền về sơ tán người, phương tiện ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm;

(10) Chấp hành quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để phục vụ hoạt động ứng phó khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền;

(11) Chủ động thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh trong khu vực sinh sống và làm việc sau khi bị tác động của thiên tai;

(12) Thông báo đến cơ quan, người có thẩm quyền khi phát hiện sự cố hoặc hành vi gây mất an toàn cho công trình phòng, chống thiên tai và tham gia xử lý sự cố công trình trong khả năng của mình;

(13) Cung cấp thông tin về diễn biến thiên tai, thiệt hại do thiên tai cho cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi nhận biết của mình;

(14) Cá nhân có nghĩa vụ đóng góp vào Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định của Chính phủ; chủ động giúp đỡ người bị thiệt hại do thiên tai tại địa phương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

478 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào