Bão đổ bộ là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thực hiện các quy định truyền tin về thiên tai?
Bão là gì? Bão đổ bộ là gì? Mắt bão là gì?
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 thì:
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật.
Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Phụ lục III Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021):
Cấp gió Bô-pho | Tốc độ gió m/s | Tốc độ gió (km/h) | Độ cao sóng trung bình (m) | Mức độ nguy hại |
0 1 2 3 | 0-0,2 0,3 - 1,5 1,6 - 3,3 3,4 - 5,4 | < 1 1-5 6 - 11 12 - 19 | - 0,1 0,2 0,6 | Gió nhẹ Không gây nguy hại |
4 5 | 5,5 - 7,9 8,0 - 10,7 | 20 - 28 29 - 38 | 1,0 2,0 | - Cây nhỏ có lá bắt đầu lay động, ảnh hưởng đến lúa đang phơi màu - Biển hơi động. Thuyền đánh cá bị chao nghiêng, phải cuốn bớt buồm |
6 7 | 10,8 - 13,8 13,9 - 17,1 | 39 - 49 50 - 61 | 3,0 4,0 | - Cây cối rung chuyển. Khó đi ngược gió. - Biển động. Nguy hiểm đối với tàu, thuyền. |
8 9 | 17,2 - 20,7 20,8 - 24,4 | 62 - 74 75 - 88 | 5,5 7,0 | - Gió làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa. Không thể đi ngược gió. - Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu, thuyền |
10 11 | 24,5 - 28,4 28,5 - 32,6 | 89 -102 103 - 117 | 9,0 11,5 | - Làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Gây thiệt hại rất nặng. - Biển động dữ đội. Làm đắm tàu biển |
12 13 14 15 16 17 | 32,7 - 36.9 37,0 - 41,4 41,5 - 46,1 46,2 - 50,9 51,0 - 56,0 56,1 - 61,2 | 118 - 133 134 - 149 150 - 166 167 - 183 184 - 201 202 - 220 | 14,0 | - Sức phá hoại cực kỳ lớn. - Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn |
Bảng 1. Cấp gió và Cấp sóng
Bão đổ bộ là khi tâm bão đã vào đất liền.
Mắt bão là một phần của bão, mắt bão nằm ở chính giữa trung tâm của bão.
Mặc dù bão có sức phá huỷ lớn, nhưng trái ngược với nó, mắt bão là một vùng có thời tiết đa phần là bình yên, điều này làm cho mắt bão là nơi có gió không lớn, trời quang mây tạnh. Bao quanh mắt bão là những xoáy thuận nhiệt đới hay còn gọi là bão, tại đây những xoáy thuận chuyển động với tốc độ cao, bao bọc mắt bão và không cho không khí lọt vào.
Mắt bão thường có bán kính từ 15- 35 km (10 - 20 dặm) tuỳ theo độ lớn của bão. Các cơn bão phát triển nhanh chóng tạo thành những mắt bão siêu nhỏ (mắt bão lỗ kim) hay những cơn bão có mắt bị mây che đi mất, thì cần phải có những phương thức như quan sát bằng thuyền hoặc máy bay săn bão dưới sự đánh giá vận tốc gió sụt giảm ở đâu để chỉ ra mắt bão nằm ở đâu. Từ đó giảm thiểu những khó khăn khi các nhà khí tượng phán đoán thời tiết.
Bão là gì? Bão đổ bộ là gì? Mắt bão là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thực hiện các quy định truyền tin về thiên tai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 60 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 quy định về cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh thực hiện các quy định truyền tin về thiên tai như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các cơ sở phát thanh cấp huyện, thị xã thực hiện các quy định truyền tin về thiên tai;
b) Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kiểm tra việc thực hiện các quy định về cung cấp thông tin của chủ các công trình hồ chứa theo quy định;
c) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai; dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc chỉ đạo Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, các cơ sở phát thanh cấp huyện, thị xã thực hiện các quy định truyền tin về thiên tai.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 thì thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
Trách nhiệm của Đài phát thanh, truyền hình tỉnh trong việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg năm 2021 thì Đài phát thanh, truyền hình các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm như sau:
- Phát lại các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất về thiên tai do Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đã phát. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không nằm trong vùng xảy ra thiên tai, có thể biên tập một phần bản tin cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương;
- Phát tin dự báo, cảnh báo về thiên tai do Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chi tiết hóa cho các địa phương cung cấp trong chương trình thời sự gần nhất của Đài;
- Phối hợp với các cơ quan, sở, ngành có liên quan xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình nhằm tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về thiên tai tại địa phương và khai thác sử dụng hiệu quả các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
Như vậy, Đài phát thanh, truyền hình tỉnh trong việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai có các trách nhiệm kể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.