Bảo đảm nguồn lực tài chính quốc phòng được quy định như thế nào? Bảo đảm nguồn lực tài chính quốc phòng có phải là căn cứ để lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm không?
Bảo đảm nguồn lực tài chính quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Bảo đảm nguồn lực tài chính
1. Nhà nước bảo đảm ngân sách cho quốc phòng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên đầu tư ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng và một số lực lượng Quân đội nhân dân tiến thẳng lên hiện đại.
2. Tổ chức kinh tế bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nguồn lực tài chính quốc phòng sẽ được Nhà nước bảo đảm ngân sách theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
Ưu tiên đầu tư ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng và một số lực lượng Quân đội nhân dân tiến thẳng lên hiện đại.
Bên cạnh đó, tổ chức kinh tế bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm nguồn lực tài chính quốc phòng có phải là nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
1. Chi đầu tư phát triển:
a) Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liên vùng, khu vực của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương theo các lĩnh vực được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chức kinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi dự trữ quốc gia.
3. Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:
a) Quốc phòng;
b) An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
c) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
d) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
e) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
g) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
h) Sự nghiệp thể dục thể thao;
i) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
k) Các hoạt động kinh tế;
l) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
m) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
n) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
4. Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
5. Chi viện trợ.
6. Chi cho vay theo quy định của pháp luật.
7. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương.
8. Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương sang năm sau.
9. Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Theo đó, trong các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương thì việc Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực bao gồm:
(1) Quốc phòng;
(2) An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
(3) Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
(4) Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
(5) Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
(6) Sự nghiệp văn hóa thông tin;
(7) Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
(8) Sự nghiệp thể dục thể thao;
(9) Sự nghiệp bảo vệ môi trường;
(10) Các hoạt động kinh tế;
(11) Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
(12) Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;
(13) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bảo đảm nguồn lực tài chính quốc phòng là một trong những nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương.
Nguồn lực tài chính quốc phòng (Hình từ Internet)
Dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được lập dựa trên các căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Ngân sách nhà nước 2015 như sau:
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm
1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
6. Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
7. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
8. Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Theo đó, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm được lập dựa trên các căn cứ sau:
- Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bình đẳng giới.
- Nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương.
- Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung cân đối ngân sách của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
- Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm sau.
- Kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước.
- Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
- Số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách thông báo cho các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.