Bảo đảm chất lượng trong kiểm định môi trường là gì? Phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường phải có diện tích như thế nào?
- Bảo đảm chất lượng trong kiểm định môi trường là gì?
- Phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường phải có diện tích như thế nào?
- Mẫu nước thải đã thu có cần phải chuyển ngay đến phòng thử nghiệm kiểm định môi trường không?
- Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng kiểm định nước thải được quy định như thế nào?
Bảo đảm chất lượng trong kiểm định môi trường là gì?
Bảo đảm chất lượng trong kiểm định môi trường được giải thích tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 41/2020/TT-BCA thì bảo đảm chất lượng (QA) trong kiểm định môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động kiểm định môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
Bảo đảm chất lượng trong kiểm định môi trường là gì? (Hình từ Internet)
Phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường phải có diện tích như thế nào?
Phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường phải có diện tích theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 41/2020/TT-BCA như sau:
Yêu cầu về điều kiện môi trường kiểm định
1. Phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường cần có diện tích từ 15 m2 trở lên, có điều hòa, hút ẩm, đồng hồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm. Điều kiện môi trường phòng bảo quản thiết bị cần đảm bảo về nhiệt độ: (10 ÷ 30)0C, về độ ẩm: ≤ 80%.
2. Phòng kiểm định mẫu môi trường cần tách biệt với phòng bảo quản thiết bị, có trang bị bàn phân tích; tủ hút khí độc; giá hoặc tủ để vật tư, hóa chất; bồn rửa dụng cụ; điều hòa; quạt thông gió. Điều kiện môi trường phòng kiểm định cần bảo đảm về nhiệt độ: (23 ± 7)0C, về độ ẩm: < 85%.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng bảo quản thiết bị kiểm định môi trường phải cần có diện tích từ 15 m2 trở lên, có điều hòa, hút ẩm, đồng hồ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm.
Mẫu nước thải đã thu có cần phải chuyển ngay đến phòng thử nghiệm kiểm định môi trường không?
Mẫu nước thải đã thu có cần phải chuyển ngay đến phòng thử nghiệm kiểm định môi trường không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 41/2020/TT-BCA như sau:
Lưu giữ tạm thời và vận chuyển mẫu đến phòng thử nghiệm kiểm định môi trường
1. Mẫu đã thu phải chuyển ngay về phòng thử nghiệm, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Trước khi chuyển cần đối chiếu giữa Biên bản thu và niêm phong mẫu vật môi trường với các mẫu trong thùng vận chuyển.
3. Tất cả các bình mẫu nước thải phải được bảo quản trong thùng bảo ôn, ở điều kiện môi trường có nhiệt độ (5±3)oC. Không niêm phong thùng bảo ôn, trừ trường hợp mẫu vật được chuyển theo đường giao liên hoặc thuê vận chuyển.
4. Phải đảm bảo duy trì được điều kiện môi trường bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn quy định trong suốt quá trình vận chuyển.
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu nước thải đã thu phải chuyển ngay đến phòng thử nghiệm kiểm định môi trường, trừ các trường hợp bất khả kháng.
Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng kiểm định nước thải được quy định như thế nào?
Bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng kiểm định nước thải được quy định tại Điều 22 Thông tư 41/2020/TT-BCA như sau:
- Đơn vị kiểm định phải thiết lập, duy trì hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 và quy định tại Thông tư này, bao gồm các quy định về nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện môi trường, quản lý và sử dụng thiết bị, quản lý mẫu, kiểm soát tài liệu, quản lý hồ sơ kiểm định (gồm hồ sơ thu mẫu, đo kiểm tại hiện trường, kiểm định mẫu nước thải trong phòng thử nghiệm).
- Tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo
+ Đơn vị phải định kỳ tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo cho các thông số thực hiện kiểm định do Trung tâm Kiểm định môi trường hoặc đơn vị có năng lực phù hợp theo ISO/IEC 17043 tổ chức;
+ Đơn vị phải đánh giá kết quả tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo. Đối với các kết quả có giá trị |Zscore| > 2, phải đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, phòng ngừa với các lỗi đã phát hiện.
- Phương pháp kiểm định
Lựa chọn phương pháp kiểm định phù hợp được quy định tại Điều 19 Thông tư này. Các phương pháp sau khi được lựa chọn phải được kiểm tra, xác nhận giá trị sử dụng để đánh giá sự phù hợp với điều kiện áp dụng thực tế của phòng thử nghiệm theo quy định của phương pháp hoặc thiết bị. Các giá trị cần xác nhận bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các thông số: giới hạn phát hiện (LOD/MDL), giới hạn định lượng (LOQ), phạm vi ứng dụng (dải đo hay khoảng làm việc); độ tuyến tính của đường chuẩn (hệ số r hoặc r2); độ chệch (D%); độ thu hồi (R%); độ chụm (độ lặp lại, độ tái lập). Đối với các phương pháp theo thiết bị đo kiểm phù hợp với quy định của Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, không nhất thiết phải thực hiện xác nhận giá trị sử dụng.
- Kiểm soát chất lượng
Mỗi mẻ mẫu phải thực hiện phân tích tối thiểu một trong các mẫu QC sau: mẫu trắng phương pháp (kiểm soát khả năng nhiễm bẩn của hóa chất, dụng cụ, thiết bị), mẫu chuẩn phương pháp, mẫu thêm chuẩn, mẫu lặp phương pháp (đánh giá độ chính xác của kết quả phân tích). Tiêu chí kiểm soát chất lượng được quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này. Kết quả kiểm định chỉ được chấp nhận khi các kết quả kiểm soát chất lượng đạt yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.