Báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phải nêu rõ những nội dung gì? Biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Xin hỏi, cơ quan cung cấp thông tin cần thực hiện những biện pháp gì để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân? Báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phải nêu rõ những nội dung gì? Câu hỏi của anh Đình Trọng tại Đồng Nai.

Cơ quan cung cấp thông tin cần thực hiện những biện pháp gì để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành, theo dõi, đôn đốc, báo cáo tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
1. Cơ quan cung cấp thông tin thực hiện đầy đủ các biện pháp và trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân quy định tại Điều 33, Điều 34 Luật tiếp cận thông tin và các biện pháp thi hành Luật quy định tại Nghị định này; kịp thời ban hành Quy chế cung cấp thông tin của cơ quan theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 34 Luật tiếp cận thông tin, trong đó phân cấp, phân công cho các đơn vị, cán bộ, công chức làm đầu mối cung cấp thông tin phù hợp với phạm vi, khối lượng thông tin cung cấp của cơ quan và của từng đơn vị.
...

Như vậy, cơ quan cung cấp thông tin thực hiện đầy đủ các biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định tại Điều 33 Luật Tiếp cận thông tin 2016, cụ thể như sau:

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.

- Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.

- Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.

- Xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin.

- Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.

- Củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê; trang bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người yêu cầu có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.

tiếp cận thông tin 4

Tiếp cận thông tin (Hình từ Internet)

Để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì theo quy định?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm thi hành, theo dõi, đôn đốc, báo cáo tình hình thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân
...
2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp việc cung cấp thông tin, tình hình cung cấp thông tin của cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Xây dựng, ban hành các tài liệu hướng dẫn việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân;
b) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;
c) Tổng hợp tình hình cung cấp thông tin để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, báo cáo định kỳ 03 năm hoặc đột xuất với Bộ Tư pháp.

Theo đó, để bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân, Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp việc cung cấp thông tin, tình hình cung cấp thông tin của cơ quan, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Xây dựng, ban hành các tài liệu hướng dẫn việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân;

- Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương;

- Tổng hợp tình hình cung cấp thông tin để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp tình hình cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, báo cáo định kỳ 03 năm hoặc đột xuất với Bộ Tư pháp.

Báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân phải nêu rõ những nội dung gì?

Theo khoản 4 Điều 12 Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định thì nội dung báo cáo về việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin phải nêu rõ:

- Tình hình công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu tại cơ quan;

- Số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã tiếp nhận; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin đã được giải quyết; số lượng yêu cầu cung cấp thông tin bị từ chối; số lượng các vụ khiếu nại, các vụ khởi kiện (nếu có) đã được giải quyết;

- Những khó khăn, vướng mắc trong việc cung cấp thông tin của cơ quan;

- Kiến nghị các biện pháp cần thiết góp phần bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,243 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào