15:55 | 01/11/2023

Báo cáo thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều gồm những thông tin nào?

Cho tôi hỏi giá trị độ bền điện đo được của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Báo cáo thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện gồm những thông tin nào? Câu hỏi của anh PNT từ Đà Nẵng.

Giá trị độ bền điện đo được của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

Giá trị độ bền điện đo được của vật liệu cách điện được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-2:2013 (IEC 60243-2:2001) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 2: Yêu cầu bổ sung đối với thử nghiệm sử dụng điện áp một chiều như sau:

Ý nghĩa của thử nghiệm
Ngoài các yêu cầu trong Điều 3 của TCVN 9630-1 (IEC 60243-1), khi sử dụng các thử nghiệm điện áp một chiều, phải lưu ý các điểm sau.
...

Đồng thời căn cứ tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-1:2013 (ISO 60243-1:1998) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 1: Thử nghiệm ở tần số công nghiệp như sau:

Ý nghĩa của thử nghiệm
...
3.2. Giá trị độ bền điện đo được của vật liệu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gồm:
3.2.1. Tình trạng mẫu thử:
a) chiều dày, độ đồng nhất của mẫu và sức căng cơ;
b) ổn định mẫu trước, đặc biệt là qui trình sấy khô và ngâm tẩm;
c) sự có mặt của các chất khí, hơi ẩm hoặc nhiễm bẩn khác.
3.2.2. Điều khiển thử
a) tần số, dạng sóng và tốc độ tăng hoặc thời gian đặt điện áp;
b) nhiệt độ, áp suất và độ ẩm môi trường;
c) cấu hình, kích thước và độ dẫn nhiệt của điện cực thử nghiệm;
d) đặc tính về điện và nhiệt của môi trường bao quanh.
3.3. Cần xem xét ảnh hưởng của tất cả các yếu tố khi nghiên cứu vật liệu mà chưa có kinh nghiệm về vật liệu đó. Tiêu chuẩn này xác định các điều kiện cụ thể có sự phân biệt nhanh giữa các vật liệu và có thể được sử dụng để kiểm soát chất lượng và các mục đích tương tự.
...

Như vậy, theo quy định, giá trị độ bền điện đo được của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, gồm:

(1) Tình trạng mẫu thử:

- Chiều dày, độ đồng nhất của mẫu và sức căng cơ;

- Ổn định mẫu trước, đặc biệt là qui trình sấy khô và ngâm tẩm;

- Sự có mặt của các chất khí, hơi ẩm hoặc nhiễm bẩn khác.

(2) Điều khiển thử

- Tần số, dạng sóng và tốc độ tăng hoặc thời gian đặt điện áp;

- Nhiệt độ, áp suất và độ ẩm môi trường;

- Cấu hình, kích thước và độ dẫn nhiệt của điện cực thử nghiệm;

- Đặc tính về điện và nhiệt của môi trường bao quanh.

Báo cáo thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều gồm những thông tin nào?

Giá trị độ bền điện đo được của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? (Hình từ Internet)

Điện cực kim loại dùng trong việc xác định độ bền điện của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều phải đáp ứng yêu cầu gì?

Điện cực kim loại được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-2:2013 (IEC 60243-2:2001) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 2: Yêu cầu bổ sung đối với thử nghiệm sử dụng điện áp một chiều như sau:

Điện cực và mẫu thử
Áp dụng Điều 4 của TCVN 9630-1 (IEC 60243-1).

Đồng thời, căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-1:2013 (ISO 60243-1:1998) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 1: Thử nghiệm ở tần số công nghiệp như sau:

Điện cực và mẫu thử
Điện cực kim loại phải được giữ nhẵn, sạch và không có khuyết tật tại mọi thời điểm.
CHÚ THÍCH 1: Việc duy trì này trở nên quan trọng hơn khi thử nghiệm các mẫu mỏng. Ưu tiên sử dụng các điện cực bằng thép không gỉ để giảm thiểu việc hỏng điện cực khi đánh thủng.
Dây dẫn đến điện cực không được làm nghiêng điện cực hoặc làm điện cực di chuyển hoặc ảnh hưởng đến áp lực lên mẫu, và cũng không được ảnh hưởng đáng kể đến cấu hình trường điện trong môi trường xung quanh mẫu.
CHÚ THÍCH 2: Khi cần thử nghiệm màng rất mỏng (ví dụ chiều dày < 5 ) thì các tiêu chuẩn dùng cho các vật liệu này cần qui định các điện cực và qui trình đặc biệt để vận hành và chuẩn bị mẫu.

Như vậy, theo quy định, điện cực kim loại dùng trong việc xác định độ bền điện của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều phải được giữ nhẵn, sạch và không có khuyết tật tại mọi thời điểm.

Báo cáo thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều gồm những thông tin nào?

Báo cáo thử nghiệm được quy định tại Mục 12 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9630-2:2013 (IEC 60243-2:2001) về Độ bền điện của vật liệu cách điện - Phương pháp thử - Phần 2: Yêu cầu bổ sung đối với thử nghiệm sử dụng điện áp một chiều như sau:

Báo cáo thử nghiệm
12.1. Nếu không có quy định khác, báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:
a) nhận dạng đầy đủ vật liệu cần thử nghiệm, mô tả mẫu và phương pháp chuẩn bị mẫu;
b) cực tính của điện áp thử nghiệm;
c) giá trị trung bình của các độ bền điện và/hoặc giá trị trung bình của điện áp đánh thủng;
d) chiều dày của từng mẫu thử nghiệm (xem TCVN 6930-1 (IEC 60243-1), 4.4);
e) môi chất bao quanh trong quá trình thử nghiệm và đặc tính của chúng;
f) hệ thống điện cực;
g) chế độ đặt của điện áp;
h) các giá trị riêng rẽ của độ bền điện và/hoặc điện áp đánh thủng;
i) nhiệt độ, áp suất và độ ẩm trong quá trình thử nghiệm trong không khí hoặc các khí khác; hoặc nhiệt độ của môi chất bao quanh khi là chất lỏng;
j) xử lý ổn định trước thử nghiệm;
k) chỉ thị về kiểu và vị trí đánh thủng.
12.2. Khi có yêu cầu nêu các kết quả một cách ngắn gọn nhất, phải nêu các điểm từ a) đến g) và các giá trị thấp nhất và cao nhất.

Như vậy, theo quy định, báo cáo thử nghiệm xác định độ bền điện của vật liệu cách điện khi chịu ứng suất điện một chiều phải gồm các thông tin sau:

(1) Nhận dạng đầy đủ vật liệu cần thử nghiệm, mô tả mẫu và phương pháp chuẩn bị mẫu;

(2) Cực tính của điện áp thử nghiệm;

(3) Giá trị trung bình của các độ bền điện và/hoặc giá trị trung bình của điện áp đánh thủng;

(4) Chiều dày của từng mẫu thử nghiệm;

(5) Môi chất bao quanh trong quá trình thử nghiệm và đặc tính của chúng;

(6) Hệ thống điện cực;

(7) Chế độ đặt của điện áp;

(8) Các giá trị riêng rẽ của độ bền điện và/hoặc điện áp đánh thủng;

(9) Nhiệt độ, áp suất và độ ẩm trong quá trình thử nghiệm trong không khí hoặc các khí khác; hoặc nhiệt độ của môi chất bao quanh khi là chất lỏng;

(10) Xử lý ổn định trước thử nghiệm;

(11) Chỉ thị về kiểu và vị trí đánh thủng.

Lưu ý: Khi có yêu cầu nêu các kết quả một cách ngắn gọn nhất, phải nêu các điểm từ (1) đến (7) và các giá trị thấp nhất và cao nhất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,169 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào